Có một loại cây dại bị coi là cái gai trong mắt người làm nông, đào rễ lên mới biết là “mỏ vàng”. Đó chính là cây kế hay còn được gọi là cây đại kế. Ở nước ta cây đại kế còn có một số tên gọi khác như ô rô, ô rô cạn.
Loại cây này có tên khoa học: Crirsinum japonicum DC, Cnicus japonicus DC. Thuộc họ Hoa cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang ở khắp nước ta, Trung Quốc, Nhật Bản. Thu hái vào lúc cây ra hoa, rễ thu hái, vào 2 mùa thu đông tốt hơn đại kế. Tính mát (lương) vị ngọt đắng, nhập kinh can. Tác dụng làm mát máu, cầm máu, khứ ứ, tiêu sưng thũng, thông sữa, giải độc, trị băng lậu (chảy máu phụ khoa) bị đánh té ngã tổn thương, nhọt lở, viêm gan, bạch đới… Ngày nay dùng trong chữa tiêu mỡ máu, hạ huyết áp, u thịt, hạch làm ba, ung thư phổi, lao phổi, ung thư tuyến giáp, đại tràng, bàng quang, gan, đái ỉa ra máu. Đắp ngoài trị chàm (eczema), lở sơn, nhọt, lở ngứa, bỏng nước sôi. Liều 5 - 15g khô và 30g - 60g tươi.
Tuy là cây dại nhưng đại kế rất tốt cho sức khỏe. Loại cây dại này có tính mát (lương) vị ngọt đắng. Tác dụng làm mát máu, cầm máu, khứ ứ, tiêu sưng thũng, thông sữa, giải độc, trị băng lậu (chảy máu phụ khoa) bị đánh té ngã tổn thương, nhọt lở, viêm gan, bạch đới… Bệnh nhân tỳ vị hư hàn thận trọng khi dùng đại kế.
Trong thực tế nhiều người không biết lợi ích của cây đại kế thì sẽ tránh xa vì bụi cây có gai nếu không cản thận va phải sẽ bị gai nhọn làm rách quần áo, hay tệ hơn là bị trầy xước da. Theo đó, hễ thấy nó mọc gần khu đất trồng, nông dân thường sẽ nhổ bỏ chúng để tránh gây nguy hiểm khi làm đồng. Nhưng khi biết được công dụng "vàng 10" của nó, bạn có thể phát hiện ra “mỏ vàng” giá trị ẩn chứa đằng sau những bụi gai đáng sợ này.
Ở các vùng quê nước ta, loại cây này có thể dùng làm thực phẩm như rau rừng, lá non mới mọc vào mùa xuân không có gai, người ta có thể chần qua nước sôi rồi ăn hoặc chế biến thành nước chấm. Bên cạnh đó, rễ cây kế còn có thể dùng để nấu món canh thơm ngon và có tác dụng thực dưỡng. Ngoài ra, cây kế còn được coi là một cây thuốc đa công dụng. Toàn bộ thân và rễ đều có thể dùng làm thuốc, có công dụng hỗ trợ làm mát máu, cầm máu, tiêu ứ máu, giảm sưng tấy, lợi tiểu, đặc biệt là rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các chứng viêm khác nhau.
Ở Trung Quốc hiện tại, giá rễ cây kế đã lên tới 40 Nhân Dân Tệ (khoảng 140.000 đồng)/kg. Giống cây này thường chỉ có thể thu hoạch sau 2-3 năm sinh trưởng, hiện nay cũng có rất ít người trồng mà chủ yếu chỉ khai thác ngoài tự nhiên. Vì vậy, sản lượng thu được thường không cao. Trong khi đó ở Việt Nam, người tiêu dùng có thể tìm mua đại kế tại các cửa hàng thảo dược với giá khoảng 150.000 đồng/cây.
Một số bài thuốc từ cây đại kế
- Đinh nhọt độc sưng tấy: Đại kế 4 lạng, nhũ hương 1 lạng, minh phàn 5 chỉ. Tán bột uống mỗi lần 2 chỉ với rượu khi mồ hôi ra thì thôi, theo báo Dân tộc và Phát triển.
- Ngứa gãi lở loét đỏ tấy: Lá đại kế giã lấy nước cốt uống. Bên ngoài đắp lá đại kế giã nhuyễn thêm ít muối.
- Bầm tím: Ðại kế 30g; mộc thông, kim ngân hoa, ngưu tất, sinh địa mỗi vị 20g. Tất cả cho vào ấm, đổ 750ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml nước chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.
- Trị rong kinh: Đại kế 25g, trắc bá (sao), lá sen, thiến thảo, rễ cỏ tranh, dành dành (sao vàng), mỗi vị 20g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần, uống trong ngày thuốc còn ấm. Dùng 15 ngày trước chu kỳ kinh. 10 ngày một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Đại kế cả rễ 30g, hạ khô thảo, hy thiêm thảo mỗi vị 20g. Cho vào ấm đổ 700ml nước sắc nhỏ lửa 30 phút, uống thay trà hằng ngày. 15 ngày một liệu trình.