Đặc sản miền miền Tây làm từ ruột heo không thể thiếu trong dịp Tết đang bán trên chợ điện tử

Trần Đáng Thứ sáu, ngày 20/01/2023 06:07 AM (GMT+7)
Nhiều cơ sở nổi tiếng làm lạp xưởng ở miền Tây đang đẩy mạnh bán hàng vào những ngày giáp Tết 2023. Tết năm nay, không ít cơ sở chọn phương thức bán lạp xưởng trên chợ điện tử nhằm tăng cung ứng cho thị trường Tết.
Bình luận 0

Chỉ còn 2 ngày nữa là Tết Nguyên đán 2023, nhưng các cơ sở làm lạp xưởng vẫn cấp tập làm hàng và gia tăng tiêu thụ sản phẩm.

Đặc sản từ ruột heo không thể thiếu trong Tết cổ truyền, được cấp tập bán trên chợ điện tử - Ảnh 1.

2 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2023, các cơ sở làm lạp xưởng vẫn bận túi bụi. Ảnh: Trần Đáng

Giáp Tết cấp tập làm lạp xưởng gia truyền

Tại Long An, nhiều người biết đến Cơ sở làm lạp xưởng Kim Huệ (Châu Thành, tỉnh Long An). Bởi tại cơ sở này, lạp xưởng được làm với  hương vị rất khác biệt so với các cơ sở khác. Hương vị này, chính là nằm ở gia vị gia truyền.

Những ngày giáp Tết, nhiều công nhân tại cơ sở lạp xưởng Kim Huệ vẫn túi bụi để đáp ứng đơn đặt hàng của mối lái và khách vãng lai.

Về cơ bản, lạp xưởng được làm từ thịt nạc và mỡ heo xay nhuyễn trộn với rượu, gia vị rồi nhồi vào ruột heo để chín bằng cách lên men tự nhiên.

Tuy nhiên, để tạo sự khác biệt cho lạp xưởng của mình, bà Lê Thị Kim Huệ, chủ cơ sở sản xuất lạp xưởng Kim Huệ cho biết, rượu chính tay bà ngâm, hương bà tự làm chứ không mua nơi khác.   

Thường mỗi ngày bà Huệ làm lạp xưởng khoảng 100kg, vào dịp Tết bà nâng lên 150 – 200kg. Tùy theo số lượng lạp xưởng mối lái đặt mà bà làm để cung ứng đủ cho thị trường Tết Nguyên đán.

Cùng uy tín chất chất lượng và chứng nhận sản phẩm OCOP nên lạp xưởng Kim Huệ luôn tạo được niềm tin cho khách hàng. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thị trường, cơ sở của bà Huệ luôn cải tiến mẫu mã bao bì giúp khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp.

Đặc sản từ ruột heo không thể thiếu trong Tết cổ truyền, được cấp tập bán trên chợ điện tử - Ảnh 3.

Công nhân làm lạp xưởng trong cơ sở Tám Vui (huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Ảnh: Trần Đáng

Tại xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy, Tiền Giang), lâu nay cũng đã nỗi tiếng với sản phẩm lạp xưởng đặc sản.

Theo ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy, Tiền Giang), từ vài hộ ban đầu làm lạp xưởng thủ công, đến nay xã Mỹ Thành Nam có 20 cơ sở chế biến và kinh doanh lạp xưởng. Mỗi ngày, xã Mỹ Thành Nam tung ra thị trường 18 – 20 tấn lạp xưởng. Dự kiến, Tết 2023, các cơ sở làm lạp xưởng ở đây cung ứng ra thị trường 30 – 40 tấn lạp xưởng/ngày.

Đại diện Cơ sở sản xuất lạp xưởng Tám Vui cho biết, ngày thường cơ sở cung cấp cho thị trường gần một tấn lạp xưởng. Vào mùa Tết, sản lượng lạp xưởng cung ứng cho thị trường Tết gấp 2, 3 lần.

"Các cơ sở làm lạp xưởng ở đây đều đầu tư nghiêm túc cho sản xuất chuyên nghiệp. Nguồn nguyên liệu sạch, có nguồn gốc, quy trình chế biến đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm, không sử dụng chất bảo quản và phụ gia gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng,

Vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Lạp xưởng Cai Lậy". Nhãn hiệu chứng nhận "Lạp xưởng Cai Lậy" đã cấp cho 5 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh lạp xưởng trên địa bàn thị xã và huyện Cai Lậy.

Đặc sản từ ruột heo không thể thiếu trong Tết cổ truyền, được cấp tập bán trên chợ điện tử - Ảnh 4.

Đặc sản lạp xưởng của Cơ sở làm lạp xưởng Cô Châu (huyện Cần Đước, Long An)

Làm lạp xưởng bán trên chợ điện tử

Tại Cơ cở sản xuất lạp xưởng Cô Châu (thị trấn Cần Đước, Cần Đước, Long An) những ngày qua nhân công tất bật làm hàng để giao cho mối lái và bán cho khách vãng lai. Dự kiến Tết Quý Mão, cơ sở sản xuất 5 tấn lạp xưởng cung ứng thị trường Tết.

Bà Lưu Thị Kim Châu, chủ Cơ sở sản xuất lạp xưởng Cô Châu cho biết, từ cuối tháng 11 (Al) đến nay mỗi ngày cơ sở sản xuất 100 – 200kg lạp xưởng.

Theo bà Châu, so với mọi năm, lượng khách vãng lai mua lạp xưởng không nhiều bằng. Để tăng sản sản phẩm bán ra thị trường Tết, bà Châu đang tập trung cho các đơn hàng online. Trong mùa Tết này, cơ sở đã ký kết với bưu điện tỉnh Long An phân phối ra thị trường 500kg lạp xưởng.

Đặc sản từ ruột heo không thể thiếu trong Tết cổ truyền, được cấp tập bán trên chợ điện tử - Ảnh 5.

Các cơ sở làm lạp xưởng đang tăng cường đưa đặc sản lạp xưởng ra thị trường Tết. Ảnh: Trần Đáng

"Mọi năm, khách đặt mua lạp xưởng khá sớm. Tết năm nay, sức mua hơi chậm. Những đơn đặt hàng không rộ nhiều. Hy vọng, còn mấy ngày cuối năm nay, lượng khách đặt hàng sẽ nhiều lên", bà Châu thổ lộ.

Đối với nhiều gia đình Việt, nếu mâm cơm ngày Tết thiếu vài lát lạp xưởng tươi thơm ngon thì vẫn chưa gọi là trọn vẹn vị Tết. Món ăn này gần như luôn gắn liền với không khí sum họp gia đình những ngày năm cũ bước qua năm mới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem