Khảo sát xây dựng thí điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại huyện Đan Phượng

Đình Việt Thứ hai, ngày 01/08/2022 06:15 AM (GMT+7)
Đoàn công tác của Sở Du lịch thành phố Hà Nội vừa tổ chức khảo sát thực tế việc xây dựng thí điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại huyện Đan Phượng.
Bình luận 0

Đoàn công tác đã đi khảo sát thực tế tại các hộ sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu, nhằm tìm hiểu mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn tại Đan Phượng để xây dựng thí điểm mô hình phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025.

Khảo sát xây dựng thí điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại huyện Đan Phượng - Ảnh 1.

Đoàn khảo sát mô hình trồng Nho hạ đen tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hợi. Ảnh: Nguyễn Bền.

Đoàn tập trung đánh giá, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương khác. Góp ý, đề xuất phương hướng xây dựng mô hình khảo sát tại địa phương nhằm phát huy được tiềm năng đang có.

Từ đó, tạo điều kiện cho các hộ dân làm du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện nâng cao nhận thức, ứng dụng thực tế hiệu quả tại địa phương. 

Qua khảo sát thực tế, huyện Đan Phượng từng bước phát triển các mô hình nông nghiệp kết hợp làm du lịch nông nghiệp. Đây là các mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút đông đảo du khách đến huyện khám phá và trải nghiệm.

Tiêu biểu là mô hình sản xuất nho hạ đen được triển khai từ năm 2019 tại xã Phương Đình, đến nay đã mở rộng trên địa bàn 4 xã Đan Phượng, Phương Đình, Trung Châu, Hạ Mỗ, tổng diện tích là 3,53ha trong đó 2ha đạt tiêu chuẩn VIETGAP và được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao.

Mô hình hợp tác xã rau hữu cơ Cuối Quý có diện tích 5ha, sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao được sản xuất năm 2018 với 21 sản phẩm rau được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao.

Hay mô hình hợp tác xã nấm Nghĩa Minh, sản xuất các loại nấm linh chi, nấm sò và các loại nấm khác theo tiêu chuẩn công nghệ cao, có tổng diện tích 2.000m2. Hàng năm cung cấp gần 60 tấn nấm các loại ra thị trường, doanh thu 3 tỷ đồng/năm và được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao.

Đặc biệt là xây dựng sản phẩm thương hiệu bưởi tôm vàng gần 500 ha, là cơ sở phát triển nhãn hiệu tập thể, sản phẩm chủ lực của huyện Đan Phượng.

Nhờ phát triển các mô hình, cuộc sống của người dân đang ngày càng khởi sắc. Tiềm năng và lợi thế được khai thác hiệu quả, tạo động lực phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái theo hướng bền vững.

Ông Trần Trung Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội đánh giá cao những kết quả trong việc xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn và kết quả khảo sát thực tế tại huyện Đan Phượng.

Đồng thời đề ra phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn tại huyện Đan Phương trong thời gian tới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem