Huế: Loại nấm lạ mọc ra từ cây cho nhựa vàng không phải ai cũng biết

Thứ năm, ngày 28/11/2019 05:45 AM (GMT+7)
Khi cơn mưa đầu tiên của mùa đông xuất hiện kèm theo không khí lạnh tràn về là sáng hôm sau đã thấy từng đám nấm thông rằng tách đất ngoi lên.
Bình luận 0

img

Nấm thông rằng ăn béo, thoảng mùi nhựa thông

Mỗi năm, nấm thông rằng xuất hiện 2 đợt, vào khoảng tháng 10 và tháng 11 âm lịch, mỗi đợt kéo dài khoảng 1 tuần.

Nấm mọc dưới những gốc thông non. Cứ hết mùa nấm tràm là đến mùa nấm thông rằng, anh Nguyễn Ngọc Bộc, người “săn” nấm chuyên nghiệp ở thôn Cư Chánh (Thủy Bằng - Hương Thủy) nói.

Đi nhổ nấm, ngoài giỏ đựng, dân chuyên nghiệp thường đem theo găng tay để tránh gai cào và liềm hoặc dao nhỏ vừa để chặt cây bụi cho dễ nhổ, vừa để cắt lá sân - thứ gia vị không thể thiếu khi chế biến.

Ở khu vực rừng thông Thiên An, khi vào mùa, mỗi ngày một người nhổ được khoảng 20-30kg nấm loại này. Tuy nhiên, không quá nhiều người biết đến nấm thông rằng. Chỉ có những người ở sát vùng có rừng thông hoặc chuyên “săn” nấm mới biết, mới được thưởng thức cái vị béo, dai, chua thanh dịu nhẹ thoang thoảng mùi nhựa thông của nấm thông rằng.

“Dưới những gốc thông có loại nấm hình dáng nhìn sơ qua khá giống nấm thông rằng, tuy nhiên nếu không rành khi ăn dễ bị ngộ độc nên phải cẩn thận”, anh Bộc lưu ý.

Theo chân người đi nhổ nấm thông rằng:

img

Khu vực rừng thông Thiên An là nơi xuất hiện nhiều nấm thông rằng

img

Nấm mọc dưới gốc thông và xuất hiện nhiều ở những vùng thông non, ít rợp

img

Cùng là nấm thông rằng nhưng người nhổ chỉ chọn những cây nấm phía dưới tai có màu vàng, một khi chuyển sang màu đen (trái) là nấm đã hư, trong thân có dòi

img

Trong lúc đi nhổ nấm tiện tay cắt mấy đọt lá sân - gia vị không thể thiếu khi chế biến nấm thông rằng

img

Có một loại nấm hình dáng tương tự nấm thông rằng, nếu không biết phân biệt ăn vào sẽ bị đau bụng. Ngoài phía trên tai những chấm đỏ to hơn, dày hơn, loại nấm không ăn được (trái) còn khác biệt ở phía dưới tai và phần

thân

img

Khoảng 3 tiếng loanh quanh trong khu vực đồi Thiên An, anh Nguyễn Ngọc Bộc nhổ được gần 10kg nấm

img

Bà Nguyễn Thị Cẩm (thôn Cư Chánh - Thủy Bằng - Hương Thủy) cho biết, sau khi gọt bỏ phần gốc dính đất, nấm thông rằng đem chẻ đôi, ngâm qua nước muối pha loãng, vắt sạch rồi xả thêm 2 lần nước lạnh là có thể chế biến

img

Chuẩn bị xào nấu

img

Nếu muốn để ăn dần, sau cắt bỏ đất ở phần gốc đem phơi khô chừng 4 nắng to, cất trong thẩu. Khi ăn đem ra ngâm nước nóng, xả qua 1-2 lần nước lạnh. Thường nấm khô được người dân Thủy Bằng xào với các loại mỳ trắng, mì vàng

img

Không cần có tôm, thịt,chỉ cần xào với lá sân, thêm vài cọng hành, mấy trái ớt là đủ để hết cơm 

"Nấm Thông rằng có tên khoa học là Boletus edulis. Đây là loài nấm ăn phổ biến được buôn bán trên thị trường quốc tế. Về nấm có phần hơi giống nấm thông rằng như trong ảnh thuộc chi Boletus. Do không có số liệu bào tử nên không thể xác định loài. Vì vậy, không thể xác định loài này độc hay không. Tuy nhiên, một khi đã có nhiều người cho biết nấm thuộc chi Boletus ăn vào bị đau bụng thì nên thận trọng trong sử dụng”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Anh, cựu giảng viên khoa Sinh - Trường ĐHKH (Đại học Huế).

Hàn Đăng (Thừa Thiên Huế)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem