Hà Giang: Trang bị kiến thức sản xuất theo chuỗi giá trị cho các doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình

Nguyễn Quân Thứ hai, ngày 10/04/2023 17:44 PM (GMT+7)
Vừa qua, Liên Hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến kiến thức về phát triển chuỗi giá trị nông sản hàng hóa gắn với kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Bình luận 0

Nhằm nâng cao kiến thức khoa học và kỹ thuật (KHKT) cho đối tượng là cán bộ lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp, HTX và đại diện hộ gia đình sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đặc sản trên địa bàn huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang), 

Trang bị kiến thức sản xuất theo chuỗi giá trị cho các doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình ở Hà Giang - Ảnh 1.

Học viên thực hành kỹ năng phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp

Tại hội nghị tập huấn, các học viên là cán bộ lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp, HTX và đại diện hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đặc sản trên địa bàn huyện được các chuyên gia, giảng viên thuộc Viện Nghiên cứu Thị trường và Thể chế Nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam); giảng viên Trung tâm khuyến nông tỉnh; lãnh đạo Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh đã truyền đạt 4 chuyên đề gồm: "Phát triển liên kết, phát triển kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và giới thiệu kết quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển mô hình mẫu về thâm canh một số giống cam rải vụ theo quy trình VietGAP".

Ths. Bùi Quang Nguyên, Giảng viên Viện nghiên cứu Thị trường và Thể chế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: Mục tiêu của hội nghị tập huấn là giúp cho các học viên biết "Sự cần thiết, vai trò của liên kết trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Lựa chọn và phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác phù hợp của nông dân. Các chính sách và một số mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam và Hướng dẫn áp dụng, thực hành một số giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái tại địa phương..."

Theo đại diện Trung tâm Khuyến nông Hà Giang cho rằng, trong những năm gần đây, sản xuất cây ăn quả đặc biệt là cây Cam Sành Hà Giang đang phát triển một cách ồ ạt vượt ngưỡng quy hoạch của tỉnh và có nhiều nhược điểm như: Nhiều hạt, quả chín tập trung từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Bên cạnh đó giá thị trường chính vụ thấp nên người dân thường hay bảo quản quả trên cây chờ thời tiết nắng ấm cam được giá hơn mới thu hoạch do đó sang vụ kế tiếp gần như diện tích cam đó không cho quả, hoặc có quả nhưng rất nhỏ, ít nước, gây mất mùa, thiệt hại kinh tế của các nhà vườn.

Chính vì vậy, việc áp dụng kỹ thuật thâm canh rải vụ theo VietGAP, hữu cơ nhằm giảm áp lực lên chính vụ; nâng cao tính cạnh tranh, khắc phục tình trạng "được mùa, mất giá" từ đó giảm thiệt hại cho các nhà vườn khi trồng cam là rất cần thiết. Đồng thời góp phần giữ vững thương hiệu "cam Hà Giang", nâng cao hiệu quả, giá trị kinh tế và hướng tới xuất khẩu trong thời gian tới.

Chị Mạc Thị Miến, Giám đốc HTX sản xuất dầu lạc bà Miến chia sẻ: được tham gia hội nghị tập huấn đợt này tôi rất phấn khởi vì được tiếp cận với nhiều kiến thức mới, được trao đổi về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất. Trong quá trình học tập, những hạn chế, khó khăn mà nông dân và doanh nghiệp thường gặp phải cũng đã được các giảng viên giải đáp, hướng dẫn...

Thông qua hội nghị tập huấn, 99,9% học viên đều cho rằng kết quả đợt tập huấn là bổ ích, cần thiết, góp phần trang bị các kiến thức cho các học viên, đặc biệt là những hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, thành viên các tổ hợp tác, hợp tác xã về các chủ trương chính sách, kiến thức về chuỗi giá trị hàng hóa nông sản, giúp nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập và đời sống.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem