dd/mm/yyyy

Giống gà xương đen quý hiếm của người Mông ở Mù Cang Chải

Giống gà xương, thịt, lông, chân, mào đều đen có giá trị dinh dưỡng cao, vừa dùng làm thực phẩm, vừa dùng làm thuốc là một đặc sản quý hiếm của người Mông ở vùng cao Mù Cang Chải.

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Thú y, Vàng A Công trở về quê hương đầu tư hơn 100 triệu đồng mở trang trại gà. Sau mỗi lứa 4 tháng, Công bán 1000 con gà đen, thu về 30 đồng tiền lãi.

Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) rất nổi tiếng với đặc sản quý hiếm là giống gà xương đen của dân tộc Mông.
Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) rất nổi tiếng với đặc sản quý hiếm là giống gà xương đen của dân tộc Mông.
Những người Mông nơi đây không biết giống gà đen này có từ bao giờ, bởi từ lúc họ sinh ra đã thấy gà đen chạy tung tăng ở ngoài sân.
Những người Mông nơi đây không biết giống gà đen này có từ bao giờ, bởi từ lúc họ sinh ra đã thấy gà đen chạy tung tăng ở ngoài sân.
Gà xương đen chỉ nặng khoảng 1,2-1,5 kg/con. Chúng được nuôi bán hoang dã nên bay rất giỏi. Thoạt nhìn, gà xương đen rất giống gà rừng.
Gà xương đen chỉ nặng khoảng 1,2-1,5 kg/con. Chúng được nuôi bán hoang dã nên bay rất giỏi. Thoạt nhìn, gà xương đen rất giống gà rừng.
Điểm khác biệt lớn nhất là chân của chúng có màu đen hoàn toàn và có 4 ngón.
Điểm khác biệt lớn nhất là chân của chúng có màu đen hoàn toàn và có 4 ngón.
Mào của chúng cũng có màu đen đặc trưng. Lông quanh cổ gà trống thường có màu đen hoặc pha chút vàng, đỏ. Gà đen Mù Cang Chải là thực phẩm được du khách đến vùng này ưa thích, với món gà nướng tẩm mật ong rừng nổi tiếng.
Mào của chúng cũng có màu đen đặc trưng. Lông quanh cổ gà trống thường có màu đen hoặc pha chút vàng, đỏ. Gà đen Mù Cang Chải là thực phẩm được du khách đến vùng này ưa thích, với món gà nướng tẩm mật ong rừng nổi tiếng.
Các gia đình người Mông ở Mù Cang Chải đều nuôi gà xương đen. Thức ăn của chúng chủ yếu là lúa hoặc ngô.
Các gia đình người Mông ở Mù Cang Chải đều nuôi gà xương đen. Thức ăn của chúng chủ yếu là lúa hoặc ngô.
Nhưng hầu hết thời gian trong ngày, gà lên rừng núi tự kiếm ăn.
Nhưng hầu hết thời gian trong ngày, gà lên rừng núi tự kiếm ăn.
Cận cảnh con gà xương đen.
Cận cảnh con gà xương đen.
Do việc nuôi lẫn gà đen với gà ri nên giống dễ bị lai tạp. Nhiều khi một ổ trứng do gà mái đen đẻ ra chỉ có 3-4 con gà đen.
Do việc nuôi lẫn gà đen với gà ri nên giống dễ bị lai tạp. Nhiều khi một ổ trứng do gà mái đen đẻ ra chỉ có 3-4 con gà đen.
Từ năm 2013 trở lại đây, người Mông ở Mù Cang Chải bắt đầu nuôi gà xương đen theo hình thức trang trại, áp dụng khoa học kỹ thuật.
Từ năm 2013 trở lại đây, người Mông ở Mù Cang Chải bắt đầu nuôi gà xương đen theo hình thức trang trại, áp dụng khoa học kỹ thuật.
Có quy mô lớn nhất là trang trại của Vàng A Công. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Thú y ở Thái Nguyên, Công trở về quê đầu tư hơn 100 triệu đồng mở trang trại nuôi 1.000 con gà đen.
Có quy mô lớn nhất là trang trại của Vàng A Công. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Thú y ở Thái Nguyên, Công trở về quê đầu tư hơn 100 triệu đồng mở trang trại nuôi 1.000 con gà đen.
Do có kiến thức về thú y nên trang trại nuôi gà của Công khá ổn định, 4 tháng xuất chuồng một lứa. Với giá 150.000 đồng/kg, Công thu lãi khoảng 30-40 triệu đồng/lứa.
Do có kiến thức về thú y nên trang trại nuôi gà của Công khá ổn định, 4 tháng xuất chuồng một lứa. Với giá 150.000 đồng/kg, Công thu lãi khoảng 30-40 triệu đồng/lứa.

XEM THÊM >> Độc đáo cách nuôi gà quý hiếm của chàng kỹ sư thủy sản

Việt Hùng