Giá cà phê trong nước quay trở về quỹ đạo của thế giới, dự báo "nóng" nhất

25/06/2022 14:43 GMT+7
Giá cà phê thế giới từ giữa tháng 6 đến nay liên tục xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào, nhu cầu tiêu thụ thấp. Giá cà phê trong nước sau khi đi ngược quỹ đạo của giá thế giới cũng bắt đầu quay đầu giảm những ngày gần đây...

Trong ngắn hạn, giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng giảm

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 24/6), giá cà phê niêm yết trên cả hai sàn phái sinh tại New York và London tiếp tục sắc đỏ. Giá giảm mạnh chủ yếu là do đồng USD tăng mạnh trở lại, trong khi nhu cầu sụt giảm vì lạm phát tăng cao, giá bán lẻ tiếp tục gia tăng, khiến người tiêu thụ tiết kiệm chi tiêu.

Góp phần đẩy giá giảm mạnh còn do nguồn cung dồi dào từ nhà sản xuất hàng đầu - Brazil, do áp lực của đồng Real suy yếu trở lại, đã khuyến khích người Brazil đẩy mạnh bán hàng vụ mới theo phương thức giao sau. Brazil hiện đang tiến hành thu hoạch cà phê vụ mới năm nay, đã hoàn tất ở các vùng trồng Conilon Robusta và đến cuối tháng 8 mới kết thúc ở các vùng trồng Arabica theo chu kỳ “hai năm một” vào năm được mùa ở Brazil.

Giá cà phê trong nước quay trở về quỹ đạo của thế giới, dự báo "nóng" nhất - Ảnh 1.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch cuối tuần (ngày 24/6), giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 42 USD (2,03%), giao dịch tại 2.027 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 42 USD (2,01%) giao dịch tại 2.044 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 9/2022 cũng giảm mạnh 5,75 Cent (2,51%), giao dịch tại 223,25 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 5,8 Cent/lb (2,55%), giao dịch tại 221,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê trong nước quay trở về quỹ đạo của thế giới, dự báo "nóng" nhất - Ảnh 2.

GIÁ CÀ PHÊ TRỰC TUYẾN SÀN LONDON, NEW YORK, BMF. Cập nhật: 25/06/2022 lúc 12:12:02

Giá cà phê trong nước quay trở về quỹ đạo của thế giới, dự báo "nóng" nhất - Ảnh 3.

GIÁ CÀ PHÊ TRỰC TUYẾN SÀN LONDON, NEW YORK, BMF. Cập nhật: 25/06/2022 lúc 12:12:02

Những ngày giữa tháng 6/2022, giá cà phê thế giới giảm do nguồn cung dồi dào, nhu cầu tiêu thụ thấp. Ngay sau kỳ nghỉ tôn giáo, người trồng cà phê Brazil quay trở lại thị trường và gia tăng bán cà phê vụ mới. Trong khi đó, hầu hết các thị trường lo ngại lạm phát vượt mức trên thế giới có thể khiến lãi suất cơ bản tiền tệ tăng mạnh hơn, có thể dẫn đến suy thoái toàn cầu, trong khi dịch Covid -19 vẫn chưa được khống chế triệt để và căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu chưa có dấu hiệu lắng dịu. Bên cạnh đó, thị trường tài chính toàn cầu biến động sau việc điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn, khiến giới đầu cơ bán tháo hàng hóa.

Trên sàn giao dịch London, ngày 18/6/2022, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 7/2022, tháng 9/2022, tháng 11/2022 và tháng 1/2023 giảm lần lượt 2,1%, 2,0%, 1,8% và 1,9% so với ngày 8/6/2022, xuống mức 2.065 USD/tấn, 2.079 USD/tấn, 2.074 USD/tấn và 2.059 USD/tấn.

Trên sàn giao dịch New York, ngày 18/6/2022 giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 7/2022, tháng 9/2022, tháng 12/2022 và tháng 3/2023 giảm lần lượt 1,9%, 2,1%, 2,3% và 2,4% so với ngày 8/6/2022, xuống mức 227,65 Uscent/lb, 227,4 Uscent/lb, 226,3 Uscent/lb và 224,6 Uscent/lb. 

Trên sàn giao dịch BMF của Brazil, ngày 18/6/2022 giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 7/2022 và tháng 12/2022 giảm lần lượt 2,1% và 2,2% so với ngày 8/6/2022, xuống còn 283,1 Uscent/lb và 283,05 Uscent/lb; kỳ hạn giao tháng 9/2022 và tháng 3/2023 cùng giảm 2,7% so với ngày 8/6/2022, xuống còn 282,65 Uscent/lb và 266,7 Uscent/lb.

Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 2.120 USD/ tấn, chênh lệch +55 USD/tấn, giảm 44 USD/ tấn (tương đương mức giảm 2%) so với ngày 8/6/2022. 

Dự báo trong ngắn hạn, giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng giảm. Lo ngại rủi ro tăng cao đã đẩy đồng USD lên mức cao mới, khiến các tiền tệ mới nổi mất giá, dẫn tới việc bán tháo hàng hóa trên diện rộng. Bên cạnh đó còn là sự thanh lý, điều chỉnh vị thế đầu cơ trước ngày hết hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 7 đã cận kề trên cả hai sàn.

Giá cà phê trong nước trở lại theo quỹ đạo giá thế giới

Những ngày giữa tháng 6/2022, giá cà phê Robusta nội địa tiếp tục tăng, trái ngược với xu hướng giảm giá mặt hàng này trên thị trường thế giới. Ngày 18/6/2022, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa tăng từ 200 - 300 đồng/kg (tùy khu vực) so với ngày 8/6/2022, lên mức cao nhất 42.800 đồng/kg tại tỉnh Đắk Lắk; mức thấp nhất là 42.300 đồng/kg tỉnh Lâm Đồng; mức giá 42.700 đồng/kg tại các tỉnh Gia Lai và Đắk Nông.

Tuy nhiên, những ngày gần đây giá cà phê trong nước đã giảm trở lại theo quỹ đạo giảm của giá thế giới. Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 12h07, giá cà phê giảm 300 đồng/kg so với hôm qua.

Trong đó, tỉnh Lâm Đồng đang là địa phương ghi nhận mức giá thấp nhất với 42.500 đồng/kg. Mức cao nhất là 43.000 đồng/kg hiện có mặt tại tỉnh Đắk Lắk. Tương tự, giá thu mua tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông cũng được điều chỉnh về mức 42.900 đồng/kg trong hôm nay.

Giá cà phê trong nước quay trở về quỹ đạo của thế giới, dự báo "nóng" nhất - Ảnh 4.

Nông dân Kon Tum thu hái cà phê. Ảnh: TTXVN

Giá cà phê trong nước quay trở về quỹ đạo của thế giới, dự báo "nóng" nhất - Ảnh 5.

Nguồn: giacaphe.com

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 5/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 142,33 nghìn tấn, trị giá 324,3 triệu USD, giảm 9,6% về lượng và giảm 10,5% về trị giá so với tháng 4/2022, so với tháng 5/2021 tăng 9,3% về lượng và tăng 33,2% về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 881,56 nghìn tấn, trị giá 1,98 tỷ USD, tăng 23,2% về lượng và tăng 56,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Giá cà phê trong nước quay trở về quỹ đạo của thế giới, dự báo "nóng" nhất - Ảnh 6.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Diễn biến giá: Tháng 5/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.278 USD/ tấn, giảm 1,0% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 21,9% so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.250 USD/tấn, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Về thị trường: Tháng 5/2022 so với tháng 5/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ xuất khẩu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ, Philippines giảm mạnh. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số. 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ Hoa Kỳ, Philippines, Trung Quốc. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang Bỉ tăng 261% về lượng và tăng 349,7% về trị giá; sang Anh tăng 130,3%

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam. Tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ giảm về lượng, nhưng tăng về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể: Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 5/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ đạt 9,34 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 16,5% về lượng, nhưng tăng 2,3% về trị giá so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 50,58 nghìn tấn, trị giá 124,95 triệu USD, giảm 2,9% về lượng, nhưng tăng 23,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Diễn biến giá: Tháng 5/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt mức 2.359 USD/tấn, giảm 5,9% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 22,4% so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt mức 2.470 USD/tấn, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cà phê trong nước quay trở về quỹ đạo của thế giới, dự báo "nóng" nhất - Ảnh 7.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan.

Dù giá cà phê giảm, song các chuyên gia vẫn dự báo, giá cà phê có thể sẽ phục hồi trở lại trong dài hạn vào quý IV năm nay do nguồn cung cấp cà phê Arabica chế biến ướt chất lượng cao cho sàn New York chủ yếu từ khối sản xuất Mexico khu vực Trung Mỹ dường như đã cạn kiệt do việc đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn giá cao từ đầu năm cũng như việc vận chuyển và giao hàng thuận lợi hơn từ các nguồn gốc xuất xứ khác.

Hơn nữa, ước tính khối sản xuất này cung cấp cà phê Arabica chế biến ướt chất lượng cao cho thị trường tiêu thụ toàn cầu xấp xỉ 18 triệu bao mỗi năm. Báo cáo từ Cecafé của Brazil cho thấy, vụ thu hoạch cà phê Robusta bị chững lại do yếu tố thời tiết không thuận lợi, trong khi đó, nhu cầu cà phê nguyên liệu để sản xuất cà phê hòa tan và rang xay cũng tăng cao, có khả năng lên tới 22,5 triệu bao trong năm nay.

 

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục