Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam nói về thiệt hại được cho là nặng nhất trong các tỉnh thành chịu bão số 4

Trương Hồng Thứ năm, ngày 29/09/2022 14:48 PM (GMT+7)
Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá rằng, theo dự báo bão số 4, tâm bão là ở Quảng Nam, thực ra nói địa phương bị thiệt hại nặng cũng chưa đúng lắm.
Bình luận 0

Ngày 29/9, theo báo cáo nhanh của Quảng Nam về cơn bão số 4, trong đó có 52 người bị thương, 110 nhà bị sập trên 70%, 2.974 nhà bị hư hại, tốc mái, 131 phòng học bị tốc mái, hư hỏng và 7 trụ sở làm việc của công an tỉnh và các địa phương bị thiệt hại.

Được cho là thiệt hại nặng nhất bão số 4: Lãnh đạo Quảng Nam nói gì? - Ảnh 1.

Một ngôi nhà của xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam sập hoàn toàn do bão số 4 gây ra. Ảnh: T.H

Bà Trần Thị Trạng (67 tuổi, xóm 5 , thôn Thuận An, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đau xót nhìn nhà bị bão số 4 đánh sập

Đối với ngành nông nghiệp thì thiệt hại đến 232 ha diện tích lúa, 435 ha hoa màu, 309 ha cây lâu năm, 538 ha cây hàng năm, 1.020 ha rừng, 1405 cây xanh bị hư hại, ngã đổ. Đối với gia cầm, gia súc có 1.690 con gia súc, 905 con gia cầm bị thiệt hại; 1 công trình thủy lợi bị hư hỏng, cuốn trôi tại huyện Quế Sơn; 450m bờ sông bị sạt lở tại huyện Nam Giang, Duy Xuyên, Thăng Bình; 800m bờ biển bị sạt lở tại huyện Duy Xuyên và thành phố Hội An;

Còn theo báo cáo của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Nam, có 1 tàu của ông Phan Hồng (số hiệu 90456), tại Âu thuyền thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang, huyện Núi Thành bị chìm, xã Tam Quang chìm 1 ghe cá. Còn xã đảo  Tam Hải, huyện Núi Thành chìm 2 tàu câu mực…

Được cho là thiệt hại nặng nhất bão số 4: Lãnh đạo Quảng Nam nói gì? - Ảnh 3.

Mái tôn của một ngôi nhà ở xã biển Tam Thanh, TP Tam Kỳ bị bão số 4 cuốn phăng. Ảnh: T.H

Bão số 4 làm tốc mái nhiều nhà dân ở Quảng Nam

Về sự thiệt hại của cơn bão số 4, ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Bão số 4 được dự báo có cường độ mạnh, tốc độ di chuyển nhanh và khi đổ bộ vào đất liền kéo dài thời gian.

Để ứng phó với bão số 4, tỉnh Quảng Nam có các công điện yêu cầu ứng phó với bão số 4, đặc biệt là đẩy nhanh công tác di dời nhân dân đến nơi an toàn, chằng chồng nhà cửa, bảo vệ tài sản của người dân, giảm thiểu thiệt hại thấp nhất, nhờ đó mà Quảng Nam trong cơn bão số 4 này không thiệt hại về người, đó là điều rất mừng.

Được cho là thiệt hại nặng nhất bão số 4: Lãnh đạo Quảng Nam nói gì? - Ảnh 5.

Đoàn của Bộ NNPTNT và Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam kiểm tra tình hình ứng phó với bão số 4 trước khi bão đổ bộ. Ảnh: T.H

Theo báo cáo nhanh của Quảng Nam về cơn bão số 4 đã làm thiệt hại nặng đó là có 52 người bị thương, 110 nhà bị sập trên 70%, 2.974 nhà bị hư hại, tốc mái

Dù đã kịp thời ứng phó, nhanh chóng triển khai di dời dân, chằng chống nhà cửa, nhưng Quảng Nam được cho là tỉnh có số liệu thiệt hại nặng nhất cả về người cũng như tài sản, vì có đến 52 người bị thương và hàng ngàn ngôi nhà bị sập, tốc mái do bão số 4.

Về vấn đề này, ông Hồ Quang Bửu đánh giá rằng, theo dự báo bão số 4 tâm bão là ở Quảng Nam, thực ra nói thiệt hại nặng cũng chưa đúng lắm đối với một cơn bão lớn như bão số 4, phải nói là chưa nặng lắm.

"Mặt dù hiện chưa được đánh giá đầy đủ, muốn đánh giá được việc thiệt hại nặng của bão số 4 cần thời gian chứ không phải đánh giá vài ba ngày là đủ được. Sau khi bão tan, tôi cùng các lãnh đạo khác trực tiếp đi kiểm tra, theo cảm nhận ban đầu của tôi thì thiệt hại như thế này là không nặng lắm, phải nhấn mạnh như vậy.

Thứ 2, vì sao thiệt hại không nặng là vì công tác chuẩn bị rất là tốt. Nếu không kịp thời ngay ban đầu thì Quảng Nam sẽ thiệt hại nhiều hơn nữa...", ông Bửu cho biết.

Ông Hồ Quang Bửu nói thêm, điều quan trọng thêm là sau khi bão đi qua, tỉnh Quảng Nam đã nhanh chóng triển khai lực lượng, đặc biệt đầu tiên tập trung dựng, sửa lại nhà cửa cho nhân dân, giải phóng giao thông, đặc biệt là yêu cầu điện lực khắc phục ngay điện cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để bắt tay ngay vào sản xuất.

"Ngay ngày bão qua, điện lực đã nhanh chóng phục hồi hết điện các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và công nhân đi làm lại ngay, đó là điều xử lý nhanh của điện lực để ổn định sản xuất.

Ngoài sản xuất công nghiệp ra, tỉnh cũng yêu cầu sớm khảo sát khắc phục đối với ngành nông nghiệp để nông dân yên tâm sản xuất…", ông Bửu nói.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem