Thứ bảy, 20/04/2024

Đồng bằng sông Cửu Long đối diện ít nhất 3 "vòng xoáy đi xuống"

02/08/2022 4:18 AM (GMT+7)

Ngày 1/8, tại TP.Cần Thơ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ tổ chức công bố báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2022.

3 "vòng xoáy đi xuống" là gì?

Trong báo cáo Kinh tế thường niên năm nay, đặc biệt nhấn mạnh ĐBSCL đang đối diện ít nhất 3 "vòng xoáy đi xuống" gồm: vòng xoáy ngân sách, vòng xoáy lao động và vòng xoáy cấu trúc kinh tế.

Miền Tây đối diện ít nhất 3 "vòng xoáy đi xuống" - Ảnh 1.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công phát biểu tại lễ công bố báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022. Ảnh: Huỳnh Xây

Về vòng xoáy ngân sách, thực trạng ở ĐBSCL thiếu đầu tư trầm trọng của nhà nước và tư nhân. Cụ thể, do thiếu đầu tư của nhà nước nên cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vừa thiếu, vừa yếu, vừa xuống cấp. Đây cũng là lý do không thu hút được nhiều dự án đầu tư tư nhân.

Thực tế, trong một thời gian dài, đầu tư cho vùng ĐBSCL đều thua xa tỷ trọng dân số hay GRDP của vùng. Với đầu tư của nhà nước, đa số đổ vào các công trình thủy lợi phục vụ thâm canh lúa nhằm mục tiêu an ninh lương thực. Hệ quả là cơ sở hạ tầng giao thông và logistics của vùng tụt hậu rất xa so với mặt bằng chung của cả nước.

Về vòng xoáy lao động, thiếu cơ hội việc làm nên lao động - đặc biệt là lao động trẻ và có kỹ năng di cư từ ĐBSCL đến các khu vực đô thị và công nghiệp ở Đông Nam Bộ ngày càng nhiều để tìm kiếm tương lai, dẫn đến sự suy giảm về cả chất lượng lẫn số lượng lao động của vùng.

Từ đó, các nhà đầu tư không còn tìm thấy nguồn lao động dồi dào và giá rẻ như trước bởi lao động dồi dào đã mất đi do di cư, còn lao động giá rẻ thì lại đi đôi với chất lượng thấp.

Về vòng xoáy cơ cấu kinh tế, từ sau năm 1975, với sứ mệnh an ninh lương thực, ĐBSCL phải ưu tiên giữ đất trồng lúa. Các hạng mục đầu tư chính của vùng như hệ thống thủy lợi và đê bao giữ ngọt, ngăn mặn cũng xoay quanh mục tiêu thâm canh, tăng vụ lúa.

Mặc dù chính sách kiên quyết giữ đất lúa đã giúp Việt Nam xóa đói và trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu nhưng lại không giúp ĐBSCL trở nên thịnh vượng và người nông dân trở nên khá giả.

Không những thế chính sách này còn kìm giữ ĐBSCL trong các hoạt động nông nghiệp có năng suất và giá trị gia tăng thấp, khiến cấu trúc kinh tế của vùng chậm chuyển đổi và vẫn thiên về nông

Hệ quả hiển nhiên của cấu trúc kinh tế này là ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng thấp, chậm phát triển, thâm chí tụt hậu.

Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 khẳng định, 3 "vòng xoáy đi xuống" nói trên tác động và ảnh hưởng vào nhau.

Làm sao để đảo ngược 3 "vòng xoáy đi xuống"?

Theo báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022, mắt xích quan trọng đầu tiên cần phải thay đổi là quan điểm về an ninh lương thực, cụ thể là cho phép các địa phương chỉ giữ một diện tích đất lúa đủ cho tiêu dùng nội địa và dự trữ (hoặc xuất khẩu) ở một tỉ lệ nhất định.

Miền Tây đối diện ít nhất 3 "vòng xoáy đi xuống" - Ảnh 2.

Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 cho rằng, chỉ nên cho phép các địa phương ở ĐBSCL giữ một diện tích đất lúa đủ cho tiêu dùng nội địa và dự trữ (hoặc xuất khẩu) ở một tỉ lệ nhất định. Ảnh: Huỳnh Xây

Mắt xích quan trọng thứ hai cần phải đảo ngược là tình trạng đầu tư cho vùng ĐBSCL. Một ưu tiên hàng đầu của ĐBSCL trong 10, thậm chí 20 năm tới là khẩn trương hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và logistics. Chỉ khi giao thông thuận lợi, chi phí vận tải và logistics có tính cạnh tranh, đồng thời kết nối thuận lợi với các thị trường chính, cả trong nước và xuất khẩu thì ĐBSCL mới có sức hút với các nhà đầu tư. Khi ấy, với sự gia tăng cơ hội việc làm và mức sống thì làn sóng di cư của lao động trẻ sẽ chậm lại, nhờ đó duy trì được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của vùng.

Báo cáo kinh tế cũng nêu rõ, trong 5 năm trở lại đây, ĐBSCL đã nhận được nhiều sự quan tâm hơn của Trung ương, bắt đầu với Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Gần đây hơn là Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và ngay sau đó là chương trình hành động phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL.

Những quyết sách trong các nghị quyết và chương trình hành động này nếu được ưu tiên thực hiện sớm sẽ mở ra 1 kỳ vọng về một tương lai tươi sáng cho ĐBSCL.

Mắt xích quan trọng thứ ba cần phải đảo ngược là số số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Để làm được điều này, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần thu hút thêm các dự án đầu tư để giữ chân lao động, một bộ phận lớn nông dân sẽ trở thành công nhân. Đồng thời, tìm cách cải thiện kiến thức, kỹ năng của người lao động để đáp ứng các nhu cầu cho kinh tế trong tương lai...

Ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết, báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 được thực hiện bởi nhóm các chuyên gia kinh tế, chính sách hàng đầu Việt Nam, dưới sự chủ trì, điều phối của VCCI và chịu trách nhiệm chuyên môn của Trường Chính sách công và quản lý Fullbright.

Đây là lần thứ hai báo cáo được thực hiện nghiên cứu trên một vùng kinh tế trong bối cảnh ĐBSCL đang đứng trước những thách thức bước ngoặt và được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và cộng đồng quốc tế.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".