Doanh nghiệp tăng tốc đầu tư ứng dụng vi sinh vật có lợi cho cây trồng

PV Thứ sáu, ngày 19/05/2023 19:13 PM (GMT+7)
Đầu tư cho nghiên cứu sản phẩm và khoa học công nghệ đến nay đã có những đóng góp quan trọng, nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có Phân bón Cà Mau.
Bình luận 0

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Hose: DCM) ngày 18/5 đã tổ chức Hội thảo "Định hướng nghiên cứu và ứng dụng vi sinh vật có lợi đến sinh trưởng cây trồng" tại Cần Thơ. Hội thảo với mục tiêu giúp doanh nghiệp tiếp tục định hướng, cho ra đời các dòng phân bón thông minh, hữu ích và mang đến giá trị cao, góp phần phát triển nền nông nghiệp Việt Nam bền vững.

Doanh nghiệp tăng tốc đầu tư ứng dụng vi sinh vật có lợi cho cây trồng - Ảnh 1.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm trồng lúa chính ở Việt Nam. Việc bổ sung phân hữu cơ, phân sinh học có chứa thành phần vi sinh có lợi cho quá trình canh tác là cần thiết cho giai đoạn hiện nay. Ảnh: Báo DT&PT

Theo các chuyên gia, vi sinh vật bản địa trong trồng trọt được coi là nhóm vi sinh vật tự nhiên có sẵn trong vùng rễ của cây trồng. Cùng với đó, nấm rễ nội cộng sinh là nhóm nấm cộng sinh với hầu hết nhóm cây trồng trong nông nghiệp.

Tại đồng bằng sông Cửu Long, canh tác nông nghiệp rất đa dạng về các loại cây trồng trên các biểu loại đất khác nhau.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc duy trì cân bằng sinh học và đa dạng sinh học của khu hệ vi sinh vật vùng rễ đóng vai trò quan trọng trong canh tác bền vững. Các xu hướng mới nhất hiện nay là sử dụng các chế phẩm nền, nhằm bổ sung dinh dưỡng và thiết lập các điều kiện phù hơp để lên men nguồn nguyên liệu tại chỗ từ các phế phụ phẩm nông nghiệp, bằng chính các vi sinh vật trong vùng rễ cây trồng.

Doanh nghiệp tăng tốc đầu tư ứng dụng vi sinh vật có lợi cho cây trồng - Ảnh 2.

GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ, chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: PVCFC

Các nghiên cứu khẳng định, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm trồng lúa chính ở Việt Nam, với diện tích gieo trồng lúa là 3,89 triệu ha và sản lượng đạt 24,3 triệu tấn (Tổng Cục Thống kê, 2021). Để đảm bảo năng suất trồng lúa, phân bón đóng vai trò rất quan trọng, trong đó 40- 45% từ phân đạm (N), 20-30% từ phân lân và 5-10% từ phân kali.

Tuy nhiên, việc sử dụng quá mức phân bón hóa học, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và khai thác quá mức tài nguyên đất, dẫn đến suy thoái đất. Ngoài ra còn gia tăng lượng khí phát thải nhà kính và ức chế các loại vi sinh vật đất, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, bổ sung phân hữu cơ, phân sinh học có chứa thành phần vi sinh có lợi cho quá trình canh tác là cần thiết cho giai đoạn hiện nay.

Việc nghiên cứu, phát triển các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ, phân bón bổ sung vi sinh giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cân đối cho cây trồng, cải tạo đất và đồng thời góp phần làm giảm thiểu tình trạng sâu bệnh là điều đầu tiên các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất phân bón quan tâm hàng đầu.

Doanh nghiệp tăng tốc đầu tư ứng dụng vi sinh vật có lợi cho cây trồng - Ảnh 3.

Tạo ra các sản phẩm xanh, hữu ích và mang đến giá trị cao, góp phần phát triển nền nông nghiệp Việt Nam bền vững là nhiệm vụ được các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật tư nông nghiệp coi trọng hàng đầu hiện nay. Ảnh: PVCFC

Phân bón Cà Mau là doanh nghiệp tiên phong trong các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến thế giới trong sản xuất Đạm hạt đục và NPK một hạt, giúp nông dân bón phân cân đối, giảm thất thoát, nhờ đó không chỉ giúp cây trồng hấp thu tối ưu, tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường sống.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Văn Tiến Thanh – TGĐ PVCFC, cho biết trong quá trình phát triển của PVCFC, ngay từ những ngày đầu, công ty đã chú trọng vào việc ứng dụng khoa học và công nghệ. Và đây là kim chỉ nam cho nền tảng phát triển sản phẩm. Đầu tư cho nghiên cứu sản phẩm và khoa học công nghệ đến nay đã có những đóng góp quan trọng, nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển bộ sản phẩm của Phân bón Cà Mau.

Trước những biến đổi nhanh, phức tạp và khó lường vừa là thách thức, vừa là cơ hội, Phân bón Cà Mau định hướng sẽ tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm ứng dụng cao, không chỉ giúp cây trồng hấp thu tối ưu, tiết kiệm chi phí, mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường sống.

Doanh nghiệp tăng tốc đầu tư ứng dụng vi sinh vật có lợi cho cây trồng - Ảnh 4.

Theo Tổng giám đốc Văn Tiến Thanh, trong quá trình phát triển, PVCFC từ những ngày đầu đã chú trọng vào việc ứng dụng khoa học và công nghệ. Và đây là kim chỉ nam cho nền tảng phát triển sản phẩm. Ảnh: PVCFC

Riêng mảng vi sinh vật cần được kiên trì xây dựng lộ trình nghiên cứu hợp tác lâu dài cho nông nghiệp, tận dụng nguồn quỹ Khoa học công nghệ phù hợp cho các tình huống nghiên cứu.

Hội thảo "Định hướng nghiên cứu và ứng dụng vi sinh vật có lợi đến sinh trưởng cây trồng" với mục tiêu chính là triển khai chiến lược phát triển sản phẩm phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh và chế phẩm vi sinh có lợi cho cây trồng định hướng phát triển sản phẩm giai đoạn 2023-2030. Từ đó, Phân bón Cà Mau tiếp tục thực hiện mũi chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, mang đến giải pháp canh tác toàn diện cho cây trồng, cùng bà con kiến tạo nền nông nghiệp thịnh vượng hơn, bền vững hơn.

Cũng trong chiều 28/05/2023, Ban lãnh đạo PVCFC cùng các chuyên gia, cố vấn nghe báo cáo và thảo luận về sơ kết công tác của HĐCV-KHCN, kế hoạch công tác năm 2023 và đề án một triệu ha lúa chất lượng cao xuất khẩu.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem