Đề xuất dùng "cục máu đông" 1 triệu tỷ đồng hỗ trợ người lao động, Bộ trưởng Tài chính nói "không"!

An Linh Thứ năm, ngày 01/06/2023 12:54 PM (GMT+7)
Trước hàng loạt đề xuất dùng nguồn ngân quỹ 1 triệu tỷ đồng đang "ế" của đầu tư công hỗ trợ người lao động, xây dựng nhà cho thuê cho công nhân, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đăng đàn trả lời về vấn đề này.
Bình luận 0

1 triệu tỷ đồng "cục máu đông" đang để làm gì?

Trước hàng loạt đề xuất dùng nguồn ngân quỹ 1 triệu tỷ đồng đang "ế" của đầu tư công hỗ trợ người lao động, xây dựng nhà cho thuê cho công nhân, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đăng đàn trả lời về vấn đề này.

Đề xuất dùng "cục máu đông" 1 triệu tỷ đồng hỗ trợ người lao động, Bộ trưởng Tài chính nói "không"! - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình tại Quốc hội (Ảnh Q.H).

Phát biểu giải trình về các vấn đề liên quan lĩnh vực tài chính đang được cử tri, đại biểu Quốc hội quan tâm, trong đó đặc biệt có vấn đề chuyển 1 triệu tỷ đồng ngân quỹ nhà nước không giải ngân để hỗ trợ người lao động, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, vấn đề tồn dư ngân sách 1 triệu tỷ đồng (con số cụ thể là 1.043 triệu tỷ đồng, gửi ngân hàng nhà nước 895.000 tỷ đồng, lãi suất 0,8%/năm, gửi ngân hàng thương mại là 130.000 tỷ đồng, gửi ngắn hạn) đang được các đại biểu quan tâm.

Đây là "số tiền gắn với nhiệm vụ chi cụ thể, tiền nhàn rỗi tạm thời, đã được Quốc hội giao nên chúng ta chưa chi hết, chưa giải ngân hết chứ không phải là nguồn không chi, chưa chi", ông Phớc nói.

Về một số đề xuất dùng số tiền nhàn rỗi này chi cho nhiệm vụ khác như hỗ trợ người lao động bị mất việc, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói "không chuyển mục đích khác vì đây là các khoản chi đã có nhiệm vụ cụ thể, không chuyển nguồn".

Liên quan đến vấn đề bảo hiểm nhân thọ đang nóng dư luận và việc xây dựng cơ chế kiểm soát, Bộ trưởng Phớc cho biết: Vấn đề liên kết bảo hiểm với ngân hàng, Bộ Tài chính đã phối hợp, xử lý nghiêm ngân hàng vi phạm. Chúng tôi đang xây dựng nghị định, thông tư mới tập trung vào yêu cầu quy chuẩn sản phẩm bảo hiểm rõ hơn, hợp đồng ngắn hơn, quy định thưởng, thanh tra, kiểm tra vi phạm rõ ràng hơn.

Liên quan đến các khó khăn của nền kinh tế, vướng mắc giải ngân đầu tư công, Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh, thị trường khó khăn lớn nhất về tổng cầu cho nên giải pháp tháo gỡ là cần tăng cường tiêu dùng xã hội, tăng trưởng ngành bất động sản, điện tái tạo, giải ngân đầu tư công. Ông Phớc đề nghị phân cấp mạnh mẽ cho địa phương. 

"Hành động, hành động và hành động, hướng đến doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, để doanh nghiệp giải quyết được việc làm, tăng hiệu quả kinh tế là sẽ thành công", ông Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Cũng tại phiên giải trình ngày 1/6, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: Tình hình kinh tế thế giới và trong nước khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, mỗi khi đất nước gặp khó khăn, người dân đồng lòng, mạnh mẽ hơn. 

Theo ông Dũng, doanh nghiệp đang khó khăn dòng tiền, thị trường, chi phí đầu vào (tuân thủ, gia nhập…) ảnh hưởng đến vấn đề lao động. Thời gian qua có nhiều chính sách. Chính phủ sẽ có chính sách nhanh, mạnh hơn.

"Đầu tư công, nói nhiều, phân cấp, phân quyền triệt để, giao hết quyền cho Bộ ngành, địa phương từ lập, điều chỉnh, giải phóng mặt bằng, đấu thầu… đều phân cấp cho địa phương. Bộ KH&ĐT chỉ làm tổng hợp, rà soát; còn lại đã phân giao hết trung hạn 5 năm, địa phương phân chi tiết cho từng dự án. Sao cùng 1 mặt bằng pháp lý, có địa phương, Bộ ngành làm được, có nơi lại không?", ông Dũng nêu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem