Đà Nẵng: Lễ ông Táo, dân rộn ràng mua sắm, tìm hiểu văn khấn

Diệu Bình Thứ năm, ngày 16/01/2020 20:15 PM (GMT+7)
Mỗi năm, cứ vào dịp 23 tháng Chạp, hầu như nhà nào cũng chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời. Tại TP Đà Nẵng, người dân cũng rộn ràng sắm lễ ông Táo, tìm hiểu về văn khấn lễ ông Táo...
Bình luận 0

Ghi nhận của PV Dân Việt chiều tối ngày 16/1 (22 tháng chạp âm lịch), tại một số chợ bán lẻ khu vực TP.Đà Nẵng,  các bà nội trợ đã đi chợ mua đồ lễ ông Táo, tiễn ông Táo về trời (rạng sáng 23 tháng chạp âm lịch).

img

img

Đồ lễ ông Táo được bán ở hầu khắp các chợ ở Đà Nẵng. Ngoài việc sắm lễ ông Táo, nhiều người dân còn hỏi, tham khảo các bài văn khấn ông Táo....

Theo phong tục, mâm lễ ông Táo không cần phải cầu kỳ, nhưng phải trang trọng, chu đáo và đầy đủ vật phẩm tối thiểu thể hiện tấm lòng thành của gia chủ. Mâm cỗ cúng đơn giản chỉ có xôi chè, bánh trái, và đặc biệt ở các tỉnh, thành miền Trung như Đà Nẵng thì còn kèm theo 3 cục đường, 3 chiếc bánh tráng… Bộ giấy cúng ông Táo có giá thấp nhất 25.000 đồng, bao gồm: bộ áo ông Táo, giấy tiền vàng bạc các loại, thỏi vàng - bạc, cá chép giấy… 

img

Tượng ông Công, ông Táo bằng đất sẽ được thay mỗi năm một lần vào dịp cúng tiễn Táo công về trời. Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của ông Táo và thờ cúng ông Táo với hi vọng Táo quân sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

img

Cô Mai (tiểu thương chợ Hòa Khánh) cho biết: xôi chè, đường bát, tượng thờ ông Táo,… là những mặt hàng bán “chạy” nhất hôm nay. “Ngày đưa ông Táo nên chợ sẽ tan muộn hơn để phục vụ nhu cầu mua sắm của những gia đình bận rộn. Tôi và nhiều người đã tìm hiểu và học thuộc bài văn khấn lễ ông Táo...”, cô Mai nói.

img

img

Mặc dù việc đốt vàng mã không được khuyến khích nhưng theo tập tục dân gian, nhiều gia đình vẫn hóa vàng mã mỗi dịp lễ ông Táo. Loại hàng này vì thế rất đắt hàng vào dịp cuối năm.

Vào dịp này, các chợ trên địa bàn thành phố lại nhộn nhịp người mua sắm lễ cúng ông Công, ông Táo, không khí rộn ràng, ồn ã cộng với những sắc màu của lễ vật dâng lên trời đất được bày bán càng khiến cho nhiều người cảm nhận Tết như đang đến rất gần.

Theo cô Nhi (tiểu thương tại chợ Hòa An), cá chép là phương tiện duy nhất đưa ông Táo về trời nên người xưa mua nhiều để phóng sinh. Khác với phía bắc, người dân Đà Nẵng thường không có tục thả cá chép nhưng việc hóa vàng mã thì vẫn duy trì thường xuyên. Tuy nhiên, ngày nay người ta chủ yếu cúng cá chép giấy nên cá bán dịp này cũng giảm số lượng so với mọi năm.

img

Ngày nay người ta chủ yếu cúng cá chép giấy nên cá bán dịp này cũng giảm số lượng so với mọi năm.

img

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem