Cuộc sống đầy ắp khó khăn của 18 con người tại "xóm chạy thận" ngoại thành Hà Nội

Thứ tư, ngày 28/07/2021 20:32 PM (GMT+7)
Hàng ngày, 18 con người tại "xóm chạy thận" Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội) phải thường xuyên đối phó với bệnh tật, thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, họ ngày càng lo lắng hơn do hiểu rõ mình là đối tượng dễ bị tổn thương nếu nhiễm Covid-19.
Xót xa phận người ở "xóm chạy thận": người ước một lần mặc váy cưới, người mong được về quê - Ảnh 1.

Những ngày này khi Hà Nội đang giãn cách xã hội vì Covid-19, 18 bệnh nhân chạy thận ở xóm trọ Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đang phải chống chọi với bệnh tật. Ngoài ra họ còn động viên nhau tuân thủ 5K, hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm Covid-19.

Xót xa phận người ở "xóm chạy thận": người ước một lần mặc váy cưới, người mong được về quê - Ảnh 2.

Tại đây mỗi bệnh nhân là một số phận, chị Nguyễn Thị Thúy (42 tuổi, quê ở xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) mỗi tuần 3 lần chạy thận, ròng rã trong 18 năm. Cánh tay của chị Thúy chằng chịt u cục, đen sì.

Xót xa phận người ở "xóm chạy thận": người ước một lần mặc váy cưới, người mong được về quê - Ảnh 4.

"Mấy tháng trước, tôi đều đặn theo lịch chị đạp xe đến Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp chạy thận, nhưng chẳng may vấp ngã. Hiện tại không di chuyển được và phải nằm liệt giường", chị Thúy chia sẻ về khó khăn ngày càng thêm chồng chất.

Xót xa phận người ở "xóm chạy thận": người ước một lần mặc váy cưới, người mong được về quê - Ảnh 5.

Năm nay đã 70 tuổi nhưng bà Nguyễn Thị Tho, mẹ của chị Thúy đã bỏ hết công việc nhà ở quê lặn lội lên Hà Nội chăm con. Bà Tho tâm sự, tiền chạy thận đã có bảo hiểm chi trả, nhưng tiền sinh hoạt phí hàng ngày phải bươn trải. "Dịch bệnh không ai thuê, nên bây giờ chưa biết phải xoay sở như thế nào cho những ngày sắp tới", bà nói thêm.

Xót xa phận người ở "xóm chạy thận": người ước một lần mặc váy cưới, người mong được về quê - Ảnh 6.

Chị Trương Thị Lê (quê ở Mỹ Đức, Hà Nội) đã chạy thận được hơn 10 năm. Con gái chị cũng mắc căn bệnh này.

Xót xa phận người ở "xóm chạy thận": người ước một lần mặc váy cưới, người mong được về quê - Ảnh 7.

"Sức khỏe tôi không tốt, nên thường xuyên phải ở nhà. Trước kia nếu mùa đông thì làm rau mầm bán, còn con gái thì đi may, nhưng gần nửa năm nay dịch Covid-19, nên chúng tôi nghỉ hết. May mắn có các nhà hảo tâm ủng hộ, cũng đỡ phần nào", chị Lê tâm sự.

Xót xa phận người ở "xóm chạy thận": người ước một lần mặc váy cưới, người mong được về quê - Ảnh 8.

Tuy mới 22 tuổi, đang là độ tuổi đẹp nhất của người con gái, nhưng đến nay đã 6 năm Liên chạy thận (con gái chị Lê ). "Cuối năm lớp 10 em biết mình bị bệnh, em rất buồn và khóc suốt, lên 11 em nghĩ học để có thời gian điều trị. Một tuần em chạy thận 3 lần, mỗi lần xong đều rất mệt. Đôi lúc em nhớ nhà lắm, trước khi dịch thi thoảng về thăm nhưng thời gian gần đây dịch bùng phát mạnh và giãn cách nên mấy tháng rồi chưa về nhà", Liên buồn bã nói.

Xót xa phận người ở "xóm chạy thận": người ước một lần mặc váy cưới, người mong được về quê - Ảnh 9.

Để có thời gian chăm sóc lẫn nhau khi ốm, Liên và mẹ thay nhau đi chạy 3 buổi/tuần và chọn ca khác nhau. Khi được hỏi về ước mơ trong cuộc sống, Liên chỉ nói rằng mong ước mình khỏe mạnh như mọi người và sẽ có một ngày được mặc váy cưới như bao cô gái khác.

Xót xa phận người ở "xóm chạy thận": người ước một lần mặc váy cưới, người mong được về quê - Ảnh 10.

Ông Nguyễn Thanh Hải (63 tuổi), đã 18 năm gắn bó mới xóm chạy thận. Ông chia sẻ ở xóm này có nhiều người làm thêm nhiều việc khác nhau để có chi phí sống qua ngày, người thì đánh giày, người làm may, người thì trông chờ vào luống rau mầm dịp cuối năm để kiếm thêm thu nhập.

Xót xa phận người ở "xóm chạy thận": người ước một lần mặc váy cưới, người mong được về quê - Ảnh 11.

Dịch Covid-19 ập đến, Hà Nội giãn cách xã hội, mọi công việc đều tạm ngưng, đến luống rau mầm cũng không trồng được vì thời tiết ngày hè oi bức, nên cuộc sống vốn đã khó khăn nay càng khó hơn. Những ngày giãn cách, cũng ít nhà hảo tâm đến đây, phần vì lo sợ dịch bệnh, phần nữa vì xóm chạy thận Ngọc Hồi nằm cách xa so với thành phố.

Xót xa phận người ở "xóm chạy thận": người ước một lần mặc váy cưới, người mong được về quê - Ảnh 12.

Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày khó khăn là vậy nhưng vẫn có những niềm vui, niềm hạnh phúc nhỏ bé được nhen nhóm nơi đây chính là tình yêu giữa Liên và Khương. Khương sinh năm 1988 (quê Hà Nam) cũng là bệnh nhân đi chạy thận được 6 năm và sống cùng xóm trọ.

Xót xa phận người ở "xóm chạy thận": người ước một lần mặc váy cưới, người mong được về quê - Ảnh 13.

Anh Khương và Liên yêu nhau được 5 năm, lúc được hỏi về chuyện tiến xa hơn anh Khương cho hay: " Em cũng ước mơ chúng em sẽ có một đám cưới... Đơn giản, bình thường. Thế nhưng em lại nghĩ và cũng sợ, căn bệnh chúng em mắc phải, tương lai không biết như thế nào nữa... Em sợ nhỡ đâu người ở, người đi", Khương đang nói thì Liên đáp lời (PV) "Chúng mình cứ sống hạnh phúc là được!".

Xót xa phận người ở "xóm chạy thận": Người ước một lần mặc váy cưới, người mong được về quê - Ảnh 14.

Trong giai đoạn khốn khó, bệnh nhân ở xóm trọ Ngọc Hồi chỉ mong dịch qua nhanh để anh em trẻ được đi làm thêm, người lớn tuổi chỉ có một mong ước giản đơn là xe buýt được hoạt động trở lại để có phương tiện đi chạy thận, để những lúc nhớ quê còn đón xe buýt về thăm nhà.

Viết Niệm
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem