"Cú hích" NTM ở Quảng Nam: Hỗ trợ mạnh cho chương trình OCOP

Đại Nghĩa - Trương Hồng Chủ nhật, ngày 03/05/2020 05:00 AM (GMT+7)
Tại Quảng Nam, cùng với các chính sách chung của cả nước, tỉnh này đã có nhiều cơ chế, chính sách mở, thông thoáng để hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã nhanh chóng mang lại những hiệu quả rõ rệt, qua đó tạo nên “cú hích” trong thực hiện chương trình.
Bình luận 0

Ông Mai Đình Lợi - Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, có thể nói, Quảng Nam là một trong ít địa phương có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với Chương trình OCOP khá nổi trội.

Trong đó, các chính sách đã được ban hành đối với từng ngành, từng lĩnh vực có liên quan, có thể vận dụng hỗ trợ cho OCOP, như: Nghị quyết 17/2019/NQ-HĐND ngày 17/12/2019 của HĐND tỉnh Quảng Nam về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ; Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 5/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định về chính sách khuyến công...

img

Quảng Nam có nhiều cơ chế, chính sách mở, để hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP đã nhanh chóng mang lại những hiệu quả rõ rệt.  Ảnh: P.V

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho Chương trình OCOP tại Quyết định số 2834/QĐ-UBND ngày 20/9/2018; Quyết định số 4129/QĐ-UBND ngày 18/12/2019 (thay thế  Quyết định số 2834/QĐ-UBND).

Tại các quyết định này đã quy định nhiều nội dung hỗ trợ như: Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, chủ thể OCOP; chi cho tập huấn, tuyên truyền; thiết kế, bao bì, nhãn mác; hỗ trợ máy móc thiết bị; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (đối với HTX nông nghiệp chuyển đổi tham gia OCOP); hỗ trợ xây dựng/nâng cấp điểm, trung tâm bán hàng OCOP; xúc tiến thương mại; quản lý chất lượng, bảo hộ sở hữu thương hiệu; chi thưởng cho các chủ thể có sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên; chi hỗ trợ cho việc lập hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm...

“Sở NNPTNT sẽ chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan để tham mưu HĐND tỉnh và UBND tỉnh ban hành chính sách mới theo hướng ưu tiên các nội dung hỗ trợ để khuyến khích phát triển các sản phẩm được chế biến, chế biến sâu; hỗ trợ cho xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP; hỗ trợ cho sản xuất theo các tiêu chuẩn tiên tiến, để các sản phẩm OCOP có điều kiện tiếp cận với thị trường xuất khẩu, như tiêu chuẩn GMP, ORGANIC, HACCP...” - ông Lợi nói.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem