Chuyện về "lai lịch" đặc biệt của cây bồ đề trong chùa Trấn Quốc

Phương Linh- Nguyễn Tùng Thứ hai, ngày 06/03/2023 06:27 AM (GMT+7)
Bên trong khuôn viên chùa Trấn Quốc - một trong những ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, có một cây bồ đề với "lai lịch" đặc biệt.
Bình luận 0

Cây bồ đề cổ ở chùa Trấn Quốc. Thực hiện: Phương Linh- Nguyễn Tùng.

Chuyện giờ mới tiết lộ về cây cổ thụ nằm trong ngôi chùa cổ ở Hà Nội - Ảnh 2.

Ghé thăm chùa Trấn Quốc tại số 46 đường Thanh Niên (phường Trúc Bạch, Tây Hồ, Hà Nội), qua con đường lát gạch từ tam quan men theo ven hồ, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh của một gốc bồ đề cổ thụ nằm ở khoảng sân tiền đường phía Tây Nam. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Chuyện giờ mới tiết lộ về cây cổ thụ nằm trong ngôi chùa cổ ở Hà Nội - Ảnh 3.

Đây là cây bồ đề được chính tay Chủ tịch Hồ Chí Minh và ông Rajendra Prasad, vị Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Ấn Độ trồng vào tháng 3/1959. Được biết, cây bồ đề chùa Trấn Quốc có "họ hàng" với gốc bồ đề được trồng phía sau chùa Một Cột. Bởi lẽ, trước đó vào tháng 2/1958, Tổng thống Rajendra Prasad cũng đã tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh một gốc bồ đề tương tự trong dịp Bác sang thăm Ấn Độ. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Chuyện giờ mới tiết lộ về cây cổ thụ nằm trong ngôi chùa cổ ở Hà Nội - Ảnh 4.

Ngoài ra, cả hai cây bồ đề kể trên tại Hà Nội đều được chiết từ cây bồ đề Tổ ở làng Bodh Gaya của Ấn Độ. Chính bên dưới gốc bồ đề này, một nhà tu hành đã giác ngộ được chân lý, đắc đạo thành Đức Phật sau 49 ngày thiền định. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Chuyện giờ mới tiết lộ về cây cổ thụ nằm trong ngôi chùa cổ ở Hà Nội - Ảnh 5.

Món quà của Tổng thống Rajendra Prasad quả thật có giá trị không chỉ đối với cộng đồng Phật giáo nói riêng mà còn với toàn bộ người dân Việt Nam nói chung. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Chuyện giờ mới tiết lộ về cây cổ thụ nằm trong ngôi chùa cổ ở Hà Nội - Ảnh 6.

Dừng chân dưới bóng mát của những tán bồ đề xum xuê, sự mệt mỏi của du khách dường như đều được sự bình lặng, an yên của nơi đây gột rửa. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Chuyện giờ mới tiết lộ về cây cổ thụ nằm trong ngôi chùa cổ ở Hà Nội - Ảnh 7.

Trong quan niệm Phật giáo, cây bồ đề thường được gọi là "cây giác ngộ" bởi nó là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật. Phía dưới bồn cây được khắc nhiều những con chữ liên quan tới đạo lý nhà Phật khiến gốc bồ càng tăng thêm vẻ thanh tịnh, linh thiêng. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Chuyện giờ mới tiết lộ về cây cổ thụ nằm trong ngôi chùa cổ ở Hà Nội - Ảnh 8.

Đằng sau cây bồ đề là một nhà bia, tại đây ghi tên của những người có công trong việc trồng cây bồ đề. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Chuyện giờ mới tiết lộ về cây cổ thụ nằm trong ngôi chùa cổ ở Hà Nội - Ảnh 9.

Vị trí của cây bồ đề cũng có điểm đặc biệt khi nằm đối xứng với tòa Bảo Tháp Lục độ đài sen nổi danh của chùa Trấn Quốc. Bảo tháp cao 15m, được xây dựng từ năm 1998. Trên đỉnh được đặt một đài sen chín tầng làm bằng đá quý mang tên "Cửu phẩm liên hoa". Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Chuyện giờ mới tiết lộ về cây cổ thụ nằm trong ngôi chùa cổ ở Hà Nội - Ảnh 10.

Nằm ở khu vực lối vào chùa Trấn Quốc còn có hai cây bồ đề được chiết từ gốc của cây bồ đề ở tiền đường. Nhiều năm qua, cây bồ đề chùa Trấn Quốc đã nhiều lần được chiết cành và mang đi trồng tại nhiều ngôi chùa lớn nhỏ trên đất nước Việt Nam. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Chuyện giờ mới tiết lộ về cây cổ thụ nằm trong ngôi chùa cổ ở Hà Nội - Ảnh 11.

Cây bồ đề chùa Trấn Quốc không chỉ có giá trị về mặt tâm linh mà còn là biểu tượng cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ. Nhiều vị nguyên thủ của Ấn Độ khi công tác tại Việt Nam đã ghé qua chùa Trấn Quốc và chụp ảnh lưu niệm dưới gốc bồ đề. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.








Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem