Chuyển đổi số vùng cao Sơn La: Mê mẩn với vườn cam tiền tỷ của lão nông thời 4.0 (Bài 5)

Văn Ngọc Thứ sáu, ngày 19/05/2023 08:45 AM (GMT+7)
Linh hoạt trong việc chuyển đổi số phát triển cây ăn quả, nhờ vậy ông nông dân Hoàng Văn Chất, xã Chiềng Ban, (Mai Sơn, tỉnh Sơn La) thu tiền tỷ mỗi năm.
Bình luận 0

Clip: Nông dân 4.0 Sơn La: Thu tiền tỷ từ trồng cây ăn quả

Linh hoạt chuyển đổi số, nông dân thu lời cao

Huyện Mai Sơn được biết đến là vựa trái cây của Sơn La. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển cây ăn quả trên đất dốc, đên nay trên địa bàn huyện Mai Sơn đã có nhiều mô hình, trang trại, vườn cây ăn quả cho thu nhập hàng trăm triệu, có những hộ gia đình thu nhập đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Điều đặc biệt là người dân vùng cao nơi đây đã mạnh dạn chuyển đổi phương thức canh tác, áp dụng chuyển đổi số để đưa khoa học kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp, nhờ vậy sản lượng cũng như chất lượng của nông sản ngày được nâng lên. Không những vậy, để thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm, nhiều nông dân đã đẩy mạnh ứng dụng số trong việc quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ nông sản từ, đó nâng cao thu nhập.

Mê mẩn với vườn cam tiền tỷ của lão nông 4.0 ở Sơn La - Ảnh 2.

Vườn cây ăn quả gia đình ông Hoàng Văn Chất, bản Củ 2, xã Chiềng Ban, (Mai Sơn, tỉnh Sơn La). Ảnh: Văn Ngọc

Đến thăm vườn cam quả của gia đình ông Hoàng Văn Chất, bản Củ 2, xã Chiềng Ban, (Mai Sơn, tỉnh Sơn La), chúng tôi khá ấn tượng bởi cây nào cây đấy sai trĩu quả, vàng ươm, mọng nước. Để có được mô hình cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế như ngày hôm nay, ông Chất đã linh hoạt trong việc ứng dụng chuyển đổi số, áp dụng các tiến bộ khoa học vào việc canh tác.

Ông Chất chia sẻ: "Theo chủ trương của tỉnh, huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năm 2014 ông đã chuyển đổi một phần diện tích đất trồng cà phê sang trồng cây ăn quả có múi. Đến nay, gia đình ông đã trồng được khoảng 4.000 cây trên diện tích 4 ha gồm 7 loại: Cam Vinh lòng vàng, cam V2, cam C36, cam đỏ, cam Mỹ, bưởi da xanh, cam đường; đồng thời duy trì 2ha cà phê trồng xen cam, bưởi, bơ đã cho thu hoạch".

Mê mẩn với vườn cam tiền tỷ của lão nông 4.0 ở Sơn La - Ảnh 3.

Ông Hoàng Văn Chất, bản Củ 2, xã Chiềng Ban, (Mai Sơn, tỉnh Sơn La) Livestream bán hàng trên trang mạng xã hội. Ảnh: Văn Ngọc

Để nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác và phát triển cây ăn quả ngoài việc tự tìm tòi, học hỏi, tham gia các lớp tập huấn, lớp đào tạo nghề do Hội Nông dân tổ chức, học hỏi kinh nghiệm từ các trang trải khác thì chiếc điện thoại thông minh kết nối mạng internet là thứ không thể thiếu đối với ông. Từ cánh trồng, bón phân theo quy trình, cắt tỉa, chăm sóc quả đến việc tiêu thu sản phẩm đều được ông thực hiện thông qua mạng internet.

"Với chiếc điện thoại thông minh, kết nối internet tôi chỉ cần tìm kiếm trên mạng, đến những trang thông tin chính thống, trên đấy họ sẽ hướng dẫn tất cả mọi kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn cây. Từ đó mình áp dụng tại vườn cây ăn quả của gia đình mình, tôi thấy rất hiệu quả. Không biết cái gì thì lên mạng mà học, trên đấy cái gì cũng có", ông Chất nói.

Mê mẩn với vườn cam tiền tỷ của lão nông 4.0 ở Sơn La - Ảnh 4.

Trước mỗi vụ thu hoạch, ông Hoàng Văn Chất, bản Củ 2, xã Chiềng Ban, (Mai Sơn, tỉnh Sơn La) sẽ chụp ảnh những sản phẩm mình làm ra đưa lên các trang mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Ảnh: Văn Ngọc

Để cây ăn quả phát triển tốt, gia đình ông chất đã đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tự động. Với hệ thống này được kết nối mạng wifi, hay mạng 4G, ông Chất chỉ cần bấm nút điều khiển vườn cây ăn quả rộng hơn 4ha của gia đình ông sẽ được tự động tưới nước. Với phương pháp này sẽ tiết kiệm nước, chống đất bị xói mòn, điều đặc biệt là tiết kiệm được thời gian để thực hiện các công việc khác.

Chưa dùng lại ở đó, để thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp làm ra, ông Chất đã tạo các nhóm zalo, facebook, fanpage… để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của gia đình. Từ cách làm trên, ông không lo việc tìm đầu ra cho sản phẩm, khách mua hàng sẽ tự tìm đến vườn cây ăn quả của gia đình ông thu mua hoặc đặt hàng trên mạng để ông chuyển đi.

"Hàng năm gia đình tôi cung cấp ra thị trường hàng chục tấn quả có múi ra thị trường, doanh thu đạt hạng tỷ đồng mỗi năm. Để có thành công được như ngày hôm này  bản thân mình phải biết cần cù, chịu khó, ham học hỏi, mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất, linh hoạt trong việc ứng dụng, chuyển đổi công nghệ số vào phát triển kinh tế", ông Chất nói

Mê mẩn với vườn cam tiền tỷ của lão nông 4.0 ở Sơn La - Ảnh 5.

Ông Hoàng Văn Chất, bản Củ 2, xã Chiềng Ban, (Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đang kiểm tra hệ thống tưới nước tự động của gia đình. Ảnh: Văn Ngọc

Nông dân đẩy mạnh chuyển đổi số

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Bạc Cầm Khuyên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: "Là địa phương có trên 80.000 ha cây ăn quả các loại, đứng đầu các tỉnh phía Bắc và thứ 2 cả nước; với sự đa dạng các sản phẩm nông sản tươi, nông sản chế biến, tỉnh Sơn La xác định chuyển đổi số là "chìa khóa" phát triển bền vững ngành nông nghiệp và là con đường làm giàu từ nông nghiệp của nông dân; góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử mạnh mẽ trong tương lai không xa".

Mê mẩn với vườn cam tiền tỷ của lão nông 4.0 ở Sơn La - Ảnh 6.

Hội Nông dân tỉnh Sơn La xây dựng mô hình sản xuất rau, quả ứng dụng công nghệ nông nghiệp thông minh 4.0 (mô hình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp). Ảnh: Văn Ngọc

Việc chuyển đổi số sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh; giảm chi phí sản xuất, kết nối thị trường thuận tiện, nhanh chóng. Chuyển đổi số cũng góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân - một tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.

Hội Nông dân tỉnh đã đề xuất các giải pháp cụ thể, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về chuyển đổi số trong nông nghiệp. Thứ hai là nghiên cứu một số nền tảng để đưa vào sản xuất nông nghiệp tốt như nền tảng truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nông sản, đặc biệt là sản phẩm chế biến, để sản phẩm vừa có giá trị kinh tế cao, vừa có sức lan tỏa, tạo niềm tin với khách hàng. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong các khâu trong sản xuất và nhân rộng các mô hình hiệu quả.

Mê mẩn với vườn cam tiền tỷ của lão nông 4.0 ở Sơn La - Ảnh 7.

Nhờ việc linh hoạt trong việc chuyển đổi số trong nông nghiệp, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Sơn La có thu nhập ổn định. Ảnh: Văn Ngọc

"Những năm gần đây, nông dân Sơn La đã bắt kịp xu thế chuyển đổi số trong các quy trình áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị và đưa sản phẩm nông sản Sơn La đến với người tiêu dùng, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, giúp địa phương thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo" ông Khuyên nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem