Chị nông dân Thái Nguyên làm ra chế phẩm sinh học cho cây chè, sâu bệnh không thấy, chất lượng hơn hẳn

Hà Thanh - Kiều Hải Thứ hai, ngày 05/12/2022 19:32 PM (GMT+7)
Gắn bó với cây chè từ thuở nhỏ, chị Vi Thị Phương (xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) luôn ấp ủ mong muốn sẽ đưa ra thị trường sản phẩm chè sạch, an toàn, chất lượng. Do đó chị đã dày công nghiên cứu ra chế phẩm sinh học mới với các nguyên liệu từ tự nhiên.
Bình luận 0

Chị Vi Thị Phương chia sẻ về quá trình làm chè hữu cơ của mình và bà con trong Tổ hội nghề nghiệp (Clip: Hà Thanh).

Cách trồng chè sáng tạo

Trao đổi với PV Dân Việt, chị Phương cho biết chị sinh ra và lớn lên ở vùng đất chè, gắn bó với những nương chè từ tấm bé. Lớn lên lấy chồng và sinh con đẻ cái cũng tại mảnh đất này. Chính bởi lẽ đó mà tình yêu với cây chè trong chị ngày càng lớn. Chị thấu hiểu những khó khăn vất vả của nông dân khi trồng chè và chế biến ra những sản phẩm chè ngon.

Để thuận lợi cho việc hỗ trợ và giúp đỡ bà con cùng nhau sản xuất chè, vừa qua chị Phương đã thành lập Tổ hội nghề nghiệp sản xuất chè theo hướng hữu cơ tại xóm La Giang với tất cả 13 thành viên.

Hiện gia đình chị Phương có khoảng hơn 1 mẫu chè. Trước đây gia đình chị Phương cũng như nhiều hộ dân trong vùng chủ yếu sản xuất chè theo cách thức truyền thống, sử dụng phân vô cơ và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hóa học.

Sau này, chị đã nghĩ ra cách trồng xen canh chè và chuối. Khi chè lên tán, chị sẽ phá toàn bộ diện tích cây chuối, như vậy vừa có tác dụng giữ ẩm cho đất giúp cho chè phát triển, vừa không cần làm cỏ.

Chị nông dân Thái Nguyên làm ra loại chế phẩm sinh học phun cho cây chè, cây nào cũng xanh mướt, không lo sâu bệnh - Ảnh 2.

Với cách làm chè hữu cơ, cây chè khỏe mạnh, búp mập, sản lượng chè tăng hơn hẳn mà thời gian thu hoạch giữa các lứa chè được rút ngắn lại (Ảnh: Hà Thanh)

Trung bình mỗi tháng, chị Phương sẽ bón phân cho chè một lần sau khi hái xong lứa chè đầu tiên. Sau đó, cứ sau mỗi lứa thu hoạch, chị lại phun thuốc cho chè bằng thuốc sinh học.

Mỗi tháng, gia đình chị Phương hái 3 lứa chè gồm 1 lứa chính và 2 lứa phụ, trong đó lứa chính cho sản lượng khoảng 60kg chè khô, còn lứa phụ cho sản lượng 20kg.

Chế phẩm sinh học cho cây chè

Để có cách thức làm chè mới, chị Phương đã tham gia khóa học về kỹ thuật sản xuất chế phẩm sinh học do HTX Quang Sơn tổ chức cho đi học. Từ đó, chị Phương đã áp dụng và bắt tay ngay vào làm thí điểm chế phẩm sinh học bằng các nguyên liệu tự nhiên.

Khi thử nghiệm chế phẩm sinh học này trên cây chè, hiệu quả và chất lượng của cây chè cao hơn hẳn. Do đó, chị Phương đã kêu gọi mọi người tham gia sản xuất và hướng dẫn mọi người cùng làm chế phẩm sinh học này.

Chị nông dân Thái Nguyên làm ra loại chế phẩm sinh học phun cho cây chè, cây nào cũng xanh mướt, không lo sâu bệnh - Ảnh 3.

Chế phẩm sinh học được chị Phương phối trộn giữa men vi sinh gốc với các nguyên liệu từ tự nhiên như đỗ tương, thức ăn thừa (Ảnh: Hà Thanh)

Chị nông dân Thái Nguyên làm ra loại chế phẩm sinh học phun cho cây chè, cây nào cũng xanh mướt, không lo sâu bệnh - Ảnh 4.

Chế phẩm sinh học giúp phòng trừ sâu bệnh có nguyên liệu từ tỏi và ớt (Ảnh: Hà Thanh)

Ban đầu khi nghe chị Phương truyền đạt, nhiều người cũng không tin tưởng vào cách thức mà chị làm. Tuy nhiên sau khi được chị Phương động viên và cho dùng thử chế phẩm sinh học trên cây chè, bà con nhận thấy rõ hiệu quả, chè ít sâu bệnh hơn lại mềm hơn. Từ đó, bà con quyết định áp dụng cách làm của chị Phương trên diện tích chè của mình.

Chị nông dân Thái Nguyên làm ra loại chế phẩm sinh học phun cho cây chè, cây nào cũng xanh mướt, không lo sâu bệnh - Ảnh 5.

Sau khi các nguyên liệu được phối trộn theo tỷ lệ thích hợp sẽ được để lên men tự nhiên và cho ra thành phẩm (Ảnh: Hà Thanh)

Bà Hoàng Thị Tâm, thành viên tổ hợp tác sản xuất chè xóm La Giang cho biết: "Gia đình tôi làm chè đã nhiều năm nay. Trước đây gia đình chủ yếu bón phân hóa học cho cây chè nên chất lượng và sản lượng chè không được cao, giá trị sản phẩm chè thấp. Nhưng từ khi được chị Phương tư vấn cách thức sản xuất chế phẩm sinh học và sử dụng trên cây chè. Sau một thời gian sử dụng, gia đình nhận thấy cây chè phát triển nhanh, tốt, búp chè đẹp, lá chè bóng và mỡ, thời gian thu hoạch giữa các lứa chè ngắn hơn, chất lượng chè cao hơn hẳn. Khi bán ra thị trường, sản phẩm chè được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng hơn trước."

Chị nông dân Thái Nguyên làm ra loại chế phẩm sinh học phun cho cây chè, cây nào cũng xanh mướt, không lo sâu bệnh - Ảnh 6.

Sau khi phun chế phẩm sinh học trên cây chè, búp chè xanh tươi và tăng chất lượng rõ rệt (Ảnh: Hà Thanh)

Ngoài việc phun trực tiếp trên cây chè để ngăn ngừa sâu bệnh có hại, chế phẩm sinh học mà chị Phương làm ra còn được trộn cùng phân bón hữu cơ trong quá trình ủ rồi bón cho cây. Nhờ đó, vừa giúp cây chè phát triển tốt, tăng sản lượng, vừa giúp cho bộ rễ cây chè được khỏe mạnh.

Theo chị Phương, để làm ra loại chế phẩm sinh học này mất khoảng 10 – 15 ngày ủ men vi sinh. Hiện chị Phương đã sản xuất ra 4 loại chế phẩm sinh học khác nhau từ men vi sinh gốc như: Sử dụng tỏi ớt để làm thuốc trừ sâu sinh học, thuốc kích rễ; ngâm cây chùm ngây để phun lên tán chè giúp điều dưỡng cho búp chè; kali chuối, đỗ tương phun cho cây chè giúp tạo độ ngậy, độ béo và hương thơm cho chè; NPK tổng hợp có sự kết hợp của đỗ tương, trứng gà, xương, cơm nguội, thức ăn thừa.

Chị nông dân Thái Nguyên làm ra loại chế phẩm sinh học phun cho cây chè, cây nào cũng xanh mướt, không lo sâu bệnh - Ảnh 7.

Theo chị Phương, để làm ra loại chế phẩm sinh học này mất khoảng 10 – 15 ngày ủ men vi sinh (Ảnh: Hà Thanh)

Với mỗi sào chè, chị sẽ phun hết khoảng 1 lít chế phẩm sinh học pha với 40 lít nước, trung bình mỗi tháng phun từ 3 – 5 lần. Tuy nhiên, nên phun theo đúng tỷ lệ, nếu sử dụng quá liều sẽ khiến cây chè bị vàng lá.

Đến nay, sau khoảng 6 - 7 tháng bắt tay vào sản xuất loại chế phẩm sinh học này, chị Phương đã sản xuất được khoảng gần 1.000 lít.

Chị nông dân Thái Nguyên làm ra loại chế phẩm sinh học phun cho cây chè, cây nào cũng xanh mướt, không lo sâu bệnh - Ảnh 8.

Sau khoảng 6 - 7 tháng bắt tay vào sản xuất, chị Phương đã sản xuất được khoảng gần 1.000 lít chế phẩm sinh học phục vụ cho gia đình và bà con trong vùng (Ảnh: Hà Thanh)

Chị nông dân Thái Nguyên làm ra loại chế phẩm sinh học phun cho cây chè, cây nào cũng xanh mướt, không lo sâu bệnh - Ảnh 9.

Với mỗi sào chè sẽ chỉ phun hết khoảng 1 lít chế phẩm sinh học và trung bình mỗi tháng phun từ 3 – 5 lần (Ảnh: Hà Thanh)

Chị Phương chia sẻ, chị mong muốn trong thời gian tới sẽ lan tỏa sản phẩm ra thị trường cũng như công thức làm ra sản phẩm này đến nhiều người. Từ đó, giúp bà con sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem