Những cung leo mơ ước của các phượt thủ vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng

Thứ năm, ngày 16/02/2023 21:05 PM (GMT+7)
Sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, thu hút các tín đồ ưa xê dịch tới trekking nhưng đỉnh Nam Kang Ho Tao được đánh giá là cung leo có độ khó hàng đầu ở Tây Bắc.
Bình luận 0
Những cung leo mơ ước của các phượt thủ vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng - Ảnh 1.

Lai Châu là điểm đến được nhiều nhà leo núi mong muốn chinh phục khi có tới 7/15 ngọn núi cao nhất Việt Nam như Pu Si Lung (3.083m), Pu Ta Leng (3.049m), Tả Liên Sơn (2.996m), Bạch Mộc Lương Tử (3.046m),…

Những cung leo mơ ước của các phượt thủ vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng - Ảnh 2.

Trong đó, đỉnh Nam Kang Ho Tao nằm ở độ cao 2.881m được đánh giá là cung khó leo và gian nan bậc nhất Tây Bắc nhưng đáng để chinh phục vì mang nét cuốn hút độc lạ, rất riêng.

Những cung leo mơ ước của các phượt thủ vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng - Ảnh 3.

Đỉnh Nam Kang Ho Tao nằm trên địa phận bản Thào A, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Đây cũng là một trong những cung leo mơ ước của các phượt thủ ưa mạo hiểm vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng.

Những cung leo mơ ước của các phượt thủ vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng - Ảnh 4.

Tuy nhiên, cung leo này rất khó, được nhiều nhà leo núi giàu kinh nghiệm nhận xét rằng gian nan không kém đỉnh Pu Si Lung vì quãng đường dài, nhiều vách đá dựng đứng, suối lớn và thác trơn trượt.

Những cung leo mơ ước của các phượt thủ vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng - Ảnh 5.

Trước đây, du khách chinh phục Nam Kang Ho Tao chủ yếu leo tự phát theo hướng qua bản Thào A, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu rồi về đường cũ (50km) hoặc đi hướng Lai Châu và về đường Tả Van (44km). Bây giờ, đường tới đây còn có một hướng đi từ xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai với quãng đường ngắn hơn, khoảng 35km.

Những cung leo mơ ước của các phượt thủ vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng - Ảnh 6.

Cũng bởi cung đường khó đi nên hầu hết các nhà leo núi không thể chinh phục đỉnh Nam Kang Ho Tao trong một ngày mà phải nghỉ qua đêm để dưỡng sức.

Những cung leo mơ ước của các phượt thủ vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng - Ảnh 7.

Trên đường đi, du khách phải vượt qua nhiều con thác trơn trượt và khoảng 14, 15 con suối lớn nhỏ đổ từ trên đỉnh xuống suốt toàn bộ hành trình. Đây cũng chính là những khu vực tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Những cung leo mơ ước của các phượt thủ vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng - Ảnh 8.

Bên cạnh đó, có những đoạn, du khách phải dùng dây thừng hoặc những thang gỗ tự chế để leo lên.

Những cung leo mơ ước của các phượt thủ vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng - Ảnh 9.

Lê Văn Trọng Anh (27 tuổi, ở Hà Nội) đến Nam Kang Ho Tao vào ngày 25/1. Chàng trai trẻ không khỏi ấn tượng trước vẻ đẹp hùng vĩ của đỉnh núi này và đã dành ba ngày hai đêm trekking quãng đường khoảng 25km hướng từ Lai Châu lên đỉnh Nam Kang Ho Tao để chụp những bức ảnh về khung cảnh xanh tươi, đầy sức sống ở đây.

Những cung leo mơ ước của các phượt thủ vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng - Ảnh 10.

Từng chinh phục 14/15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam nhưng Trọng Anh thừa nhận, đỉnh Nam Kang Ho Tao là một cung leo rất khó, chỉ dành cho những người có kinh nghiệm, thể lực rất tốt.

Những cung leo mơ ước của các phượt thủ vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng - Ảnh 11.

Bởi vậy, du khách muốn trekking cung này cần đi cùng người dẫn đường có kinh nghiệm và thuê porter bản địa giúp vận chuyển hành lý vì trên đường đi không có lán nghỉ. Chưa kể nếu không phải dân chuyên leo núi, việc di chuyển một mình đã đủ vất vả nên khi mang vác đồ cồng kềnh, du khách sẽ mất sức nhanh hơn, thậm chí mất thăng bằng vì đường dốc, dễ gặp tai nạn.

Những cung leo mơ ước của các phượt thủ vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng - Ảnh 12.

Mặc dù quãng đường trekking đầy gian nan, thử thách nhưng bù lại, du khách tham gia hành trình này còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rất riêng của Nam Kang Ho Tao. Nơi đây nổi tiếng với hệ thực vật phong phú, phân thành các bậc cao thấp như rừng lá phong, rừng trúc, cỏ cây,… Ngoài ra dọc đường đi còn có những cây pơ mu hàng nghìn năm tuổi, rừng hoa đỗ quyên và rừng cây thảo quả cao vượt quá đầu người.

Những cung leo mơ ước của các phượt thủ vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng - Ảnh 13.

Thời điểm thích hợp để chinh phục đỉnh Nam Kang Ho Tao là từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong đó, tháng 1, khi tiết trời khô ráo, thảm thực vật xanh tốt khắp rừng, lác đác vài cây phong thay màu lá được xem là mùa leo núi đẹp nhất ở đây. Nếu tới Nam Kang Ho Tao vào tháng 3, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng mùa hoa đỗ quyên đẹp mắt.

Những cung leo mơ ước của các phượt thủ vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng - Ảnh 14.

Tuy nhiên, đến tháng 4, khi mùa mưa bắt đầu, các tour leo núi ở Nam Kang Ho Tao đều phải tạm dừng để giảm thiểu rủi ro cho du khách trong quá trình chinh phục, khám phá thiên nhiên kỳ vĩ nơi đây. Ảnh: Trọng Anh



Thảo Trinh (báo Dân Trí)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem