Cả làng đua nhau trồng đào phai bán cành, ông Thủy cất công làm "con bay" cho giặc mối ăn thỏa thích lại đắt hàng

Trần Quang Thứ bảy, ngày 06/02/2021 19:00 PM (GMT+7)
Cùng theo nghề trồng đào phai ở "thủ phủ" đào phai Đông Sơn (Ninh Bình) nhưng ông Phạm Trọng Thủy lại không làm theo phong trào trồng đào bán cành mà ông lại đưa cây hoa vào chậu và kỳ công tạo dáng, thế uốn lượn hình rồng bay rất độc đáo. Nhờ cách làm này mà sản phẩm của ông luôn đắt khách vào dịp Tết.
Bình luận 0

Cận cảnh vườn đào độc lạ của lão nông ở xã Đông Sơn.

Vào thời điểm này, nhà vườn của ông Thủy ở thôn 2, xã Đông Sơn, TP.Tam Điệp (Ninh Bình) tấp nập đón khách vào tham quan, mua hàng. Bước vào vườn đào phai của lão nông này, mọi người đều cảm thấy rất thích thú, tò mò về các chậu đào có nhiều hình thù uốn lượn kỳ quái, độc đáo.

Tiết lộ với chúng tôi, ông Thủy cho biết, gia đình ông đã có 20 năm làm nghề truyền thống trồng đào phai ở Đông Sơn nhưng nhà vườn của ông luôn đắt khách vào mỗi dịp Tết. "Đến với tôi, các khách hàng luôn tìm được các mặt hàng đào hoa mới lạ và độc đáo. Chính vì thế mà sản phẩm của tôi luôn đắt hàng", ông Thủy nói.

Theo ông Thủy, hiện nhà vườn của ông có nhiều loại mặt hàng, từ đào cành đến các loại đào bụi, cao cấp nhất là các loại chậu đào dáng long, dáng huyền có giá trị từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng/chậu.

Bên cạnh các cây đào có dáng thế độc lạ, nhà vườn của lão nông này còn khiến người dân trồng đào và khách hàng tỏ ra rất bất ngờ và tò mò khi ông để giặc mối (một loại côn trùng gây hại, kẻ thù của cây đào phai) thoải mái xông, ăn các gốc cây hoa đến bào mòn, trơ trụi.

"Tôi đã từng nhiều lần tìm cách diệt mối nhưng đến giờ đã bất lực đành để chúng tàn phá cây hoa. Tuy nhiên, có thể nhờ loại giặc cây trồng này khoan, đục lại giúp cho các sản phẩm của tôi cổ thụ, tự nhiên hơn", ông Thủy bộc bạch.

Nghe ông Thủy tâm sự, chúng tôi cũng phần nào thấy có lý. Bởi lẽ, các cây đào cảnh của ông đều có dáng thế rất độc đáo. Các gốc thân, cành đào "nhờ" được giặc mối "chăm sóc" đều rất cổ, xù xì, khúc khuỷu càng tạo thêm vẻ đẹp cổ xưa được khách mua rất ưa chuộng.

Cả làng đua nhau trồng đào phai bán cành, ông Thủy cất công làm "con bay" cho giặc mối ăn thỏa thích lại đắt hàng - Ảnh 3.

Hiện nay, ông Thủy đang sở hữu vài chục chậu cây đào phai dáng rồng bay rất độc đáo ở xã Đông Sơn.

Cả làng đua nhau trồng đào phai bán cành, ông Thủy cất công làm "con bay" cho giặc mối ăn thỏa thích lại đắt hàng - Ảnh 4.

Ông Thủy để giặc mối thoải mái tàn gá các cây đào cổ thụ dáng long của mình.

Cả làng đua nhau trồng đào phai bán cành, ông Thủy cất công làm "con bay" cho giặc mối ăn thỏa thích lại đắt hàng - Ảnh 5.

Ông Thủy giới thiệu, bán đào dáng long cổ thụ cho các khách hàng ở trong và ngoài tỉnh.

Cả làng đua nhau trồng đào phai bán cành, ông Thủy cất công làm "con bay" cho giặc mối ăn thỏa thích lại đắt hàng - Ảnh 6.

Theo ông Thủy, để sáng tạo được mỗi cây đào có dáng long uốn lượn như mong muốn, vợ chồng ông phải tốn công nhiều năm mới làm thành công.

Cả làng đua nhau trồng đào phai bán cành, ông Thủy cất công làm "con bay" cho giặc mối ăn thỏa thích lại đắt hàng - Ảnh 7.

"Để cho mối ăn cây, gia đình tôi cũng đã phải trả giá và mất nhiều cây mới có được các sản phẩm đẹp, độc đáo phục vụ khách hàng", lão nông thôn 2 tiết lộ.

Cả làng đua nhau trồng đào phai bán cành, ông Thủy cất công làm "con bay" cho giặc mối ăn thỏa thích lại đắt hàng - Ảnh 8.

Trung bình mỗi chậu cây đào dáng long cổ thụ có giá bán từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng.

Cả làng đua nhau trồng đào phai bán cành, ông Thủy cất công làm "con bay" cho giặc mối ăn thỏa thích lại đắt hàng - Ảnh 9.

Dù bị ảnh hưởng từ đại dịch, nhiều nhà vườn trồng đào bán cành ở Đông Sơn ế ẩm, khó bán nhưng gia đình ông Thủy vẫn đắt hàng, mỗi năm gia đình lão nông này kiếm hàng trăm triệu đồng từ nghề truyền thống.

Đào phai Đông Sơn là loại hoa kép, mắt trên các cành tăm lấm tấm chồi non, mỗi chồi thường có từ hai nụ hoa e ấp và đến độ Xuân về là những bông hoa nở rộ khoe sắc lung linh, hương thơm thoang thoảng.

Mỗi đài hoa đào phai có từ 5 đến 6 cánh, màu phơn phớt hồng giống với màu má người thiếu nữ, đượm vẻ mỏng manh, thanh tao, kín đáo, kiêu kì. Đào phai Đông Sơn độc đáo ở chỗ, ngoài việc nở đúng vào dịp Tết, trên mỗi cành đào lại có lá xanh, lộc non, nhiều hoa, và lại có cả quả xanh.

Sự hội tụ đầy đủ của lá, lộc, hoa và quả trong cành đào ngày Tết dường như là sự hội tụ của “tứ đại đồng đường” trong một gia đình với ước vọng về một cuộc sống đầy đủ, sum vầy, no ấm và hạnh phúc.

Ông Phạm Đình Cư - Chủ tịch UBND xã Đông Sơn cho biết, ở đại phương nhiều hộ trồng đào phai nhưng hướng đi của ông Thủy khá mới mẻ và độc đáo nên sản phẩm của ông luôn được khách hàng đánh giá cao, mua nhiều vào các dịp Tết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem