Bón phân phù hợp, cỏ voi lớn nhanh như thổi

KS.Nguyễn Tiến Chinh Thứ hai, ngày 24/04/2017 16:30 PM (GMT+7)
Cỏ voi trồng 1 lần, thu hoạch nhiều năm nên việc bón lót khi trồng và bón sâu vào mùa khô hàng năm có ý nghĩa quyết định đến năng suất và chất lượng cỏ.
Bình luận 0

Hiệu quả nhờ bón phân đúng cách

Vào Nghệ An, đặc biệt các huyện miền tây nam tỉnh Nghệ An, đồi núi nhiều, đất dốc, thời tiết khá khắc nghiệt: Lượng mưa hàng năm gần 2000mm nhưng chủ yếu tập trung vào các tháng 7-8-9; mùa đông rét nhiều, mùa hạ gió nóng khô… nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều trở ngại, nhất là trong việc thâm canh cây lương thực, thực phẩm.

img

Cỏ voi trồng 1 lần, thu hoạch nhiều năm nên việc bón lót khi trồng và bón sâu vào mùa khô hàng năm có ý nghĩa quan trọng.  Ảnh: IT

Trong phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) những năm gần đây, nhiều gia đình ở các xã Thọ Sơn, Thành Sơn, Vĩnh Sơn, Đỉnh Sơn, Tào Sơn của huyện Anh Sơn đã trồng cỏ voi, vỏ ghi nê để chủ động chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Nhờ trồng cỏ mà có thể chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi, thức ăn giàu dinh dưỡng nên đàn bò phát triển tốt.

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Anh Sơn đã xây dựng nhiều mô hình “chuyển đổi một số diện tích trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi” đạt kết quả rất tốt. Hiện, tổng đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Anh Sơn đạt trên 37.000 nên nhu cầu thức ăn xanh rất lớn. Huyện phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn trâu bò của huyện đạt trên 43.000 con và diện tích trồng cỏ chăn nuôi trên 200ha.

Trên vùng đất thời tiết diễn biến phức tạp, sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí giữa các mùa rất lớn; đất dốc, ruộng bậc thanh nhiều, hiện tượng rửa trôi xảy ra thường xuyên với tốc độ khá cao. Việc trồng cỏ chăn nuôi cần lưu ý một số nội dung sau:

Trồng cỏ chăn nuôi thì thân, lá làm thức ăn tươi là sản phẩm chính; chất lượng cỏ sẽ quyết định đến chất lượng thịt, sữa và tốc độ tăng trưởng đàn vật nuôi. Ngoài duy trì môi trường trung tính (PH =6-7) cần phải đảm bảo đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng NPK và các chất trung vi lượng mới giúp cây cỏ sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh và chất lượng dinh dưỡng cao. Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển , loại NPK 5 :10 :3 dạng có hàm lượng N 5%. P2O5 10%, K2O 3%, Mg 9%, SiO2 14%, CaO 15%,… ; loại NPK 12 : 5 : 10 có hàm lượng N 12%, P2O5 5%, K2O 10%, Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%... rất thích hợp cho thâm canh cỏ voi đạt chất lượng dinh dưỡng cao trên chân đất Nghệ An.

Cách bón và chăm sóc cỏ voi

Cỏ voi ưa đất giàu dinh dưỡng và thoáng, không chịu được ngập và úng nước,  đất có tầng canh tác trên 30cm, có độ ẩm trung bình đến hơi khô, Cần cày sâu, bừa kỹ 2-3 lượt và làm sạch cỏ dại, đồng thời san phẳng đất. Rạch hàng sâu 15 - 20cm, hàng cách hàng 60cm. Cũng có thể trồng theo khóm với mật độ bụi nọ cách bụi kia 40cm và hàng cách hàng 60cm.

Cỏ voi trồng 1 lần, thu hoạch nhiều năm nên việc bón lót khi trồng và bón sâu vào mùa khô hàng năm có ý nghĩa quyết định đến năng suất và chất lượng cỏ. Trung bình cho 1ha cần 15 - 20 tấn phân chuồng hoại mục + 1 tấn đa yếu tố NPK 5:10:3 hoặc 650-700kg đa yếu tố NPK 12:5:10.  Bón theo hàng, hốc, lấp đất kín phân rồi trồng cỏ. Hàng năm vào mùa đông khô rét, cày sả 2 đường cày gần hàng cỏ rồi bón phân, lấp đất kín phân.

Mỗi ha cần 8 - 10 tấn hom. Đặt hom trong lòng rãnh chếch 450, cách nhau 30 - 40cm và lấp đất sao cho hom nhô trên mặt đất khoảng 10cm. Sau khi trồng 10 - 15 ngày mầm bắt đầu mọc. Nếu có hom chết, cần trồng giặm, đồng thời làm cỏ và xới xáo nhẹ làm cho đất tơi, thoáng. Sau 30 ngày tiến hành bón thúc bằng 100kg urê cho 1ha. Sau khi trồng 80 - 90 ngày thu hoạch đợt đầu (đợt đầu không  nên thu hoạch non). Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra chồi non, lá mới lại tiến hành bón thúc. Khoảng cách những lần thu hoạch tiếp theo là 30 - 45 ngày. Cắt gốc ở độ cao 5cm trên mặt đất và cắt sạch, không để lại mầm cây, để cho cỏ mọc lại đều. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem