Thứ sáu, 19/04/2024

Bạn tàu bỏ biển, Khánh Hòa thiếu lao động đánh bắt hải sản

16/02/2023 8:28 PM (GMT+7)

Tình trạng thiếu lao động khai thác thủy sản, nhất là đối với tàu cá xa bờ, đang là nỗi lo thường trực của các chủ tàu cá tỉnh Khánh Hòa, thậm chí một số tàu không thể ra biển vì không có bạn tàu. Chuyện thiếu lao động nghề biển là do điều kiện làm việc khó khăn, vất vả nhưng thu nhập không cao.

Khánh Hòa thiếu lao động nghề biển - Ảnh 1.

Hiện thu nhập của các lao động đi biển khai thác thủy sản không cao.

Phải ra khơi trong tình cảnh thiếu bạn tàu 

 Cứ mỗi lần cho tàu cá vươn khơi, các chủ tàu xuất phát ở cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang) lại chạy đôn, chạy đáo để tìm lao động. Nhiều chủ tàu cho biết rất nhiều tàu cá phải ra khơi trong điều kiện không đủ lao động, chỉ những vị trí thuyền trưởng, máy trưởng buộc phải có, còn lại số lượng thuyền viên đều thiếu. 

Ông Nguyễn Phi Long - chủ tàu câu cá ngừ vây vàng mắt to ở Hòn Rớ (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang), cho biết: “Để có người làm, chủ tàu phải ứng trước tiền công chuyến biển cho bạn tàu. Sau mỗi chuyến biển, trừ chi phí, lãi còn bao nhiêu thì chủ tàu chia lại 40% cho các bạn tàu, nhưng vẫn rất khó giữ chân người lao động. Đã có nhiều trường hợp, bạn tàu nhận tiền ứng trước của nhiều chủ tàu nhưng không đi làm cho tàu nào. Vì thế, để có thêm lao động, nhiều chủ tàu chấp nhận những lao động chưa có kinh nghiệm, hoặc huy động người nhà đi biển dù họ đã lớn tuổi”. 

Ông Nguyễn Trung Hiếu - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý - Khai thác các công trình thủy sản tỉnh, kiêm Trưởng Ban Quản lý cảng Hòn Rớ, cho biết: “Trung bình mỗi chuyến biển, có khoảng 150 tàu cá xuất bến từ cảng Hòn Rớ đi khai thác. Tuy nhiên, chuyến biển tháng 2 này, có khoảng 30-40% tàu cá nằm bờ. 

Bên cạnh nguyên nhân chi phí chuyến biển tăng do giá nhiên liệu tăng cao, sản lượng khai thác thấp, giá bán giảm, thì một phần là chủ tàu không tìm được lao động để cho tàu ra khơi khai thác. Có những tàu câu cá ngừ vây vàng mắt to cần 6 lao động nhưng có 4 lao động vẫn phải đi; những tàu lưới rê, lưới vây khơi khai thác cá ngừ vằn cần 12 người, nhưng khi tìm được 8 - 9 lao động là chủ tàu vẫn ra khơi”.

Vì sao bạn tàu bỏ biển? 

Một số lao động từ tỉnh Quảng Ngãi đến làm việc trên các tàu cá của Khánh Hòa mà chúng tôi gặp ở cảng Hòn Rớ, cho hay trước đây, có rất nhiều lao động phổ thông từ Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… đến làm việc trên các tàu cá của Khánh Hòa. Nhưng điều kiện làm việc trên biển phải đối diện với rất nhiều vất vả, hiểm nguy, xa nhà dài ngày, trong khi thu nhập không cao. 

Thu nhập của các bạn tàu ngoài phần tiền công chủ tàu ứng trước khoảng 5 triệu đồng/người/chuyến, họ chỉ trông chờ vào phần ăn chia với chủ tàu khi có lợi nhuận. Thời gian qua, nhiều chuyến biển chủ tàu thua lỗ, không có lợi nhuận, bạn tàu cũng không được chia, hoặc chủ tàu chỉ hỗ trợ một phần nhỏ để giữ chân lao động. Đây là nguyên nhân nhiều lao động ở tỉnh khác bỏ nghề đi biển, về quê tìm kiếm việc làm khác.

Thực tế, so với những ngành nghề khác trên bờ, lao động nghề biển phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Hiện thu nhập làm bờ cũng khá cao nên đã có sự chuyển dịch lao động nghề biển sang các ngành nghề khác. 

Tìm cách giữ chân lao động biển

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ, ngư cụ khai thác hiện đại trên các tàu cá hiện vẫn chưa nhiều, nên các tàu cá vẫn cần nhiều lao động trong mỗi chuyến biển. Để giữ chân lao động nghề biển phải giải quyết được vấn đề cốt lõi là thu nhập, điều kiện làm việc cho người lao động, muốn vậy phải nâng cao được hiệu quả chuyến biển.

Ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, cho biết: “Trong định hướng phát triển ngành khai thác thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như của tỉnh, ngành khai thác thủy sản sẽ giảm dần số lượng tàu cá, để giảm cường lực khai thác, bảo vệ nguồn lợi, nâng cao hiệu quả khai thác. Điều này đồng nghĩa với nâng cao thu nhập, đời sống cho lao động nghề biển. 

Cùng với đó, địa phương khuyến khích các chủ tàu áp dụng khoa học công nghệ, ngư cụ, trang thiết bị hàng hải hiện đại trên các tàu khai thác, để giảm số lượng lao động, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho lao động khai thác thủy sản. Trước thực trạng chuyển dịch lao động nghề biển như hiện nay, cần phải có chính sách để thu hút, đào tạo lao động nghề biển; ổn định đời sống, thu nhập của ngư dân.

Toàn tỉnh Khánh Hòa có gần 3.200 tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên, trong đó có 683 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên hoạt động khai thác thủy sản ở vùng xa bờ. Ngành khai thác thủy sản đã tạo việc làm cho hơn 30.000 lao động, trong đó có khoảng 10.000 lao động trực tiếp khai thác trên các tàu xa bờ.

Theo Báo Khánh Hòa


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu ở châu Á tăng hơn 3% hôm nay 19/4 sau khi có tin Israel mới không kích một căn cứ quân sự của Iran để trả đũa. Vụ đáp trả của Israel có thể đẩy Trung Đông lún sâu hơn vào xung đột.

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Giá thuê đất công nghiệp được trong ba năm tới được dự báo tăng liên tục ở cả phía Nam và phía Bắc nhờ triển vọng tốt trong phân khúc này vì Việt Nam tiếp tục là địa chỉ đầu tư của các công ty đa quốc gia.

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Bánh xèo khổng lồ tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Bánh xèo khổng lồ tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ năm 2024 đã diễn ra hoạt động đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có đường kính kỷ lục 3m. Chiếc bánh do 15 nghệ nhân tham gia thực hiện, theo công thức truyền thống.

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trở lại trong tháng 3/2024 nâng sản lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 944.930 tấn, trị giá 430,44 triệu USD. Đặc biệt, Việt Nam vượt Thái Lan trở thành thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho Trung Quốc.

Sẽ đốn hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2

Sẽ đốn hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2

Việc đốn hạ nhiều cây xanh để di dời các hạ tầng kỹ thuật ngầm, nhằm tránh ảnh hưởng đến người dân.